Bạn đang sở hữu một chiếc cốc nguyệt san nhưng chưa biết cách vệ sinh “em nó” sao cho đúng?
Vậy thì xin chúc mừng !
Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh cốc nguyệt san chuẩn nhất !
1. Vệ sinh cốc nguyệt san có lợi ích gì?
Như chúng ta đã biết, cốc nguyệt san là sản phẩm được đặt bên trong “cô bé” và tiếp xúc trực tiếp với da nên ảnh hưởng lớn đến sức khỏe phụ nữ.
Ngoài ra, đây còn là vật tái sử dụng, một chiếc cốc nguyệt san có thể dùng đến 5 năm là chuyện bình thường. Vì thế việc vệ sinh và bảo quản cốc đóng vai trò rất quan trọng.
An toàn cho sức khỏe
“Cô bé” là bộ phận rất nhạy cảm trên cơ thể phụ nữ. Bộ phận này dễ phản ứng với những tác động ngoài môi trường như: vi khuẩn, nhiệt độ, vật tiếp xúc (băng vệ sinh, tampon)…đây là những có thể khiến cho “cô bé” bị ốm, viêm nhiễm và mắc các bệnh phụ khoa.
Trong khi đó, cốc nguyệt san là vật đặt trực tiếp bên trong “cô bé” và nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì đó sẽ là một ổ vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, từ đó gây nên các vấn đề trên.
Độ bền
Chi phí ban đầu cho một chiếc cốc nguyệt san không hề rẻ, từ 500k-1 triệu đồng. Hầu hết các loại cốc nguyệt san đều được làm từ silicone y tế nên độ bền rất cao, thời hạn sử dụng lên tới 5-7 năm.
Nhưng dù chất liệu tốt đến mấy nếu bạn không chịu vệ sinh, không biết cách bảo quản thì em nó cũng sớm ra đi. Bởi vì qua thời gian dài sử dụng cốc sẽ bị ngả màu, bị mòn rách, có mùi và không dùng được nữa. Đó là một sự lãng phí.
Vì vậy, vệ sinh cốc nguyệt san sau sẽ loại bỏ hoàn toàn những tác nhân gây viêm, nấm cho vùng kín. Đồng thời, cốc sẽ lấy lại được độ dẻo dai, đàn hồi và tránh tình trạng ố màu, mất thẩm mỹ.
2. Chọn chất tẩy rửa
Trước khi vệ sinh cốc nguyệt san bạn cần biết cách kết hợp các chất tẩy rửa với nhau sao cho đảm bảo hai yếu tố: làm sạch và diệt khuẩn.
- Làm sạch: đây là những chất tẩy rửa có nhiệm vụ loại bỏ vết máu, mùi hôi và ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ sau khi tháo cốc, có thể là nước, giấy vệ sinh hoặc khăn lau.
- Diệt khuẩn: đây là chất tẩy rửa đóng vai trò trử trùng, tiêu diệt vi khuẩn và loại bỏ hoàn toàn mùi hôi bám trên cốc, ví dụ: dung dịch vệ sinh, nước sôi…
✅ Chất tẩy rửa nên dùng
Nhà sản xuất vẫn thường khuyến cáo nên dùng chất tẩy rửa lành tính, không màu và ít mùi nhưng không phải ai cũng biết cách nhận biết những đặc điểm trên. Chính vì vậy, hãy dùng dung dịch vệ sinh được tặng kèm khi mua cốc nguyệt san. Dùng dung dịch kèm theo để vệ sinh cốc là cách nhanh nhất và có hiệu quả làm sạch cao nhất.
Ví dụ như cốc nguyệt san Beucup khi mua bạn sẽ được tặng một lọ BeU Mate 65ml. Vệ sinh bằng dung dịch này rất sạch, chỉ cần vài giọt là chiếc cốc của bạn sẽ được “tắm rửa” sạch sẽ mà dùng cả năm không hết.

Trong trường hợp nếu không có dung dịch vệ sinh tặng kèm thì hãy dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ mà bạn vẫn thường sử dụng. Ngoài ra, bạn có thể mua các loại bột hay viên sủi vệ sinh để làm sạch cốc.
❌ Chất tẩy rửa không nên dùng
Tuyệt đối không dùng xà phòng tắm, xà phòng thơm, nước rửa bát, chất tẩy trắng….hoặc các loại xà phòng gốc dầu vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe “cô bé” và độ bền của cốc.
- ĐỌC THÊM: Cốc nguyệt san có làm rộng cô bé không?
Sau khi rửa những chất này vẫn bám trên cốc nguyệt san mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Đến khi đặt cốc vào trong “cô bé” sẽ gây ra tình trạng kích ứng và tổn thương da.
Ngoài ra, hóa chất có trong những chất tẩy rửa trên sẽ làm mòn, biến dạng, cốc không thể bám sát vào thành âm đạo, từ đó dẫn đến rò rỉ.
Một số người do thiếu kiến thức còn dùng dấm, oxy già, chanh…để vệ sinh cốc, điều này là không nên. Những chất này chỉ có tác dụng tức thời, về bản chất không thể loại bỏ vi khuẩn bám trên cốc.
Thực tế thì cũng không có hãng cốc nguyệt san nào khuyến khích dùng những chất trên để vệ sinh, đó toàn là những mẹo vặt mà người dùng tự nghĩ ra.
3. Cách vệ sinh cốc nguyệt san chuẩn nhất
Vệ sinh cốc lần đầu tiên
Nếu đây là lần đầu tiên bạn sử dụng cốc nguyệt san và chiếc cốc của bạn mới 100% thì hãy làm theo 2 cách sau:
Cách 1:
- Rửa sạch tay.
- Đổ nước vào nồi và đun sôi. Chú ý lượng nước phải cao hơn cốc nguyệt san.
- Nước sôi, dùng một chiếc kẹp rồi kẹp cốc cho vào trong nồi, luộc khoảng 5-7 phút.
- Vớt cốc ra và để khô hoàn toàn mới được sử dụng.
Chú ý: Mọi dụng cụ như nồi, kẹp phải được vệ sinh sạch sẽ. Trong quá trình luộc không được để cốc chạm đáy nồi.
Cách 2:
- Rửa sạch tay.
- Cho cốc nguyệt san vào một bát nước sạch.
- Đặt bát vào lò vi sóng khoảng 3-5 phút.
- Lấy cốc ra và để khô hoàn toàn mới được sử dụng.
Chú ý: Dụng cụ như bát, lòng lò vi sóng phải sạch sẽ. Không nên để quá 5 phút.
Vệ sinh cốc trong thời gian kinh nguyệt
Trong thời kỳ kinh nguyệt không phải lúc nào bạn cũng ở nhà, mình sẽ chia thành 2 tình huống: ở nhà và khi ra ngoài.
Vệ sinh cốc khi ở nhà:
- Rửa sạch tay.
- Tháo cốc ra khỏi cơ thể, đổ dịch kinh vào bồn cầu.
- Xả nước để loại bỏ dịch sót lại trên cốc.
- Nhỏ 2-3 giọt dung dịch vệ sinh vào cốc. Dùng tay xoa đều lòng cốc và thân cốc, đảm bảo cho dung dịch bao phủ toàn bộ cốc.
- Rửa lại bằng nước. Trong quá trình rửa nhớ bóp nhẹ để nước phụt qua lỗ thông khí trên thành cốc.
- Lau khô bằng khăn sạch và tiếp tục sử dụng.
Vệ sinh cốc khi ở ngoài
Nếu bạn đi ra ngoài đúng vào thời điểm phải thay cốc thì hãy tìm một nhà vệ sinh công cộng và thực hiện những bước như trên.
Nhưng nếu ở một nơi không có nước và bạn cũng không mang theo dung dịch vệ sinh thì sao?
Đừng lo, hãy làm như sau:
- Tháo cốc ra khỏi cơ thể, đổ dịch kinh vào nơi kín đáo.
- Dùng giấy vệ sinh hoặc khăn, lau sạch phần dịch còn sót lại trên cốc. Hãy cố gắng lau thật sạch và đừng để bụi giấy hay vải khăn bám trên cốc.
- Lau xong, tiếp tục sử dụng cốc.
Nhưng chưa hết !
Đến khi về nhà bạn hãy tháo cốc ra và thực hiện lại các bước vệ sinh cốc như khi ở nhà, sau đó dùng dung dịch vùng kín để vệ sinh “cô bé”.
Hai việc này đảm bảo cho “cô bé” không bị nhiễm khuẩn và chiếc cốc của bạn luôn trong trạng thái sạch sẽ.
Lưu ý: Trong thời gian kinh nguyệt bạn nên mang theo dung dịch vệ sinh cốc bên mình để dùng trong trường hợp cấp bách.
Vệ sinh cốc khi kết thúc kinh nguyệt
Kết thúc kỳ kinh nguyệt bạn hãy tháo cốc ra và thực hiện lại bước vệ sinh trên, sau đó đặt cốc vào một chiếc hộp kín để tái sử dụng cho những kỳ sau. Chú ý để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
4. Cách xử lý các vấn đề khác
Cốc bị ố vàng, đổi màu
Tình trạng này thường xảy ra trên các loại cốc nguyệt san màu trắng. Nguyên nhân là do sự tác động của dịch kinh trong thời gian dài dẫn đến ố vàng.
Ngoài ra, vệ sinh chưa sạch hoặc bảo quản cốc chưa đúng, để cốc tiếp xúc với môi trường ẩm cũng là nguyên nhân khiến cốc đổi màu.
Một lý do nữa là cốc kém chất lượng, chất liệu bằng cao su, nhựa TPE…chỉ dùng vài lần là ngả màu. Vì thế hãy chọn cốc nguyệt san thương hiệu uy tín bạn nhé !
- ĐỪNG BỎ LỠ: Nên mua cốc nguyệt san loại nào tốt?
Để xử lý cốc nguyệt san ố màu, bạn hãy dùng bàn chải kết hợp với dung dịch vệ sinh để làm sạch những vết ố. Tuy nhiên, đó chỉ là giải pháp tình thế, về lâu dài bạn cần làm như sau:
- Thường xuyên vệ sinh cốc trước và sau khi sử dụng để các mảng bám không có cơ hội đọng lại trên cốc.
- Khi không sử dụng hãy cho cốc vào 1 chiếc hộp kín, để ở nơi khô ráo, thoáng mát. Môi trường ẩm thấp hoặc để chung với những vật dụng khác cũng là nguyên nhân khiến cốc ố màu.
- Tuyệt đối không được dùng chanh, cồn, dấm… để tẩy vết ố, hiệu quả không thấy đâu chỉ làm cho cốc nhanh hỏng mà thôi.
Cốc có mùi
Nếu chiếc cốc nguyệt san của bạn có hiện tượng bốc mùi hãy làm như sau:
- Dùng bàn chải lông mềm kết hợp với dung dịch vệ sinh để cọ sạch cốc, chú ýnhững lỗ thông khí vì đó là nơi chất bẩn tích tụ nhiều nhất và khó làm sạch nhất.
- Sau khi vệ sinh hãy rửa lại bằng nước lạnh. Nếu dùng nước nóng sẽ làm cho cốc ám ùi lâu hơn.
- Tháo cốc sau 6-8 tiếng sử dụng. Việc để cốc quá lâu trong cơ thể cũng khiến cho cốc bị ám mùi.
- Luôn vệ sinh cốc nguyệt san trước và sau khi dùng.
Cốc bị cặn bám
Trong một số trường hợp bạn sẽ thấy một chút cặn trắng bám trên miệng cốc, trên lỗ thông khí, nhìn giống cặn xà phòng nhưng đừng quá lo lắng.
Đó là hiện tượng nước cứng, trong quá trình rửa một số kim loại có trong nước sẽ bám lại trên cốc tạo thành những cặn nhỏ, bạn chỉ cần rửa đi là xong.
Nếu cặn bám nhiều ở lỗ thông khí bạn không nên dùng vật sắc nhọn để cạo, làm vậy cốc rất dễ bị hỏng và làm khả năng hút bám vào thành tử cung giảm đi nhiều, dẫn đến rò rỉ.
Cốc rơi vào bồn cầu
Chắc hẳn trong chúng ta, những người đã và đang sử dụng cốc nguyệt san, ai cũng từng làm rơi khi tháo cốc đúng không, mà còn rơi vào bồn cầu nữa cơ. Vậy trường hợp này phải làm sao?
- Nếu rơi vào bồn cầu có nước tiểu bạn chỉ cần vệ sinh như cách trên là được.
- Còn nếu rơi vào phân thì…. thôi, tốt nhất nên mua 1 chiếc cốc khác. Đắt thì đắt thật nhưng sức khỏe “cô bé” mới là điều quan trọng nhất.
5. Cách bảo quản cốc nguyệt san
Nhìn chung cách bảo quản cốc nguyệt san khá đơn giản. Hết kỳ kinh bạn hãy tháo cốc ra và vệ sinh sạch sẽ, sau đó đặt vào một chiếc hộp kín và để ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
Không nên để cốc nguyệt san gần đồ mỹ phẩm, trong nhà tắm hay gần bếp và tránh xa tầm tay trẻ em bạn nhé.
6. Kết luận
Trên đây là cách bảo quản và vệ sinh cốc nguyệt san. Có thể nói, sự ra đời của sản phẩm này đã giải quyết những khó khăn trong kỳ kinh nguyệt và giúp “ngày ấy” của chị em trở lên dễ chịu hơn. Vì thế hãy chăm sóc “em nó” thật tốt bạn nhé.
- BẠN SẼ THÍCH: Nên dùng cốc nguyệt san hay tampon?
Nếu có góp ý hay câu hỏi gì về việc vệ sinh cốc nguyệt san bạn vui lòng bình luận phía dưới. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết !