bảo trâm blog logo

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh và một số lưu ý

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh
Chia sẻ bài viết

Sau khi chào đời, chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh là việc quan trọng và cần phải được thực hiện đúng cách.

Trong thời gian ở bệnh viện, việc chăm sóc rốn chủ yếu là do bác sĩ và điều dưỡng thực hiện. Thông thường, sau 3 ngày đến 1 tuần, nếu không có vấn đề gì mẹ sẽ được về nhà, khi đó việc chăm sóc và theo dõi các bất thường của rốn sẽ do mẹ và người nhà thực hiện.

Thế nhưng mẹ đã biết chăm sóc rốn của bé như thế nào cho đúng chưa? Làm sao để cuống rốn nhanh rụng?

Hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết này nhé!

1. Một số nguyên tắc

Chăm sóc cho trẻ sơ sinh là một quá trình liên tục và phải làm ngay sau khi bé chào đời cho tới khi rụng cuống rốn và lên sẹo khô. Thông thường, cuống rốn sẽ chuyển sang màu nâu, teo và cứng lại, sau đó rụng đi trong vòng 1-2 tuần.

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

Khi về nhà, việc chăm sóc rốn phải theo chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không được bôi thuốc kháng sinh hay thuốc đỏ vào rốn.

Mẹ chỉ nên dùng các loại thuốc đã được bác sĩ chỉ định từ trước để đảm bảo rốn luôn trong trạng thái khô và đặc biệt là: không được để nước tiểu, nước tắm… làm ướt rốn.

Ngoài ra, rốn phải được cố định và băng lại bằng gạc sạch để tránh cọ sát mỗi khi trẻ cử động và cuối cùng rốn phải tự rụng được.

2. Cách thay băng rốn

Khi rốn chưa rụng mẹ nên thay băng hàng ngày, ít nhất là trong ba ngày đầu. Nếu không gian gia đình thoáng mát, rộng rãi và không có ruồi muỗi thì nên để cuống rốn hở, như vậy rốn sẽ nhanh khô và mau rụng hơn.

Cách thay băng rốn như sau:

  • Trước tiên, mẹ hãy rửa sạch tay bằng xà phòng, sau đó tháo bỏ băng cũ rồi dùng bông tẩm cồn 90 độ bôi vào cuống rốn để diệt trùng.
  • Bôi ở đầu cuống rồi bôi xuống phần thân và chân rốn. Nếu muốn bôi lại thì phải dùng miếng bông khác rồi lặp lại bước trên.
  • Để một miếng gạc vuông vào chân cuống rốn rồi lấy phần gạc còn lại đắp lên.
  • Cuối cùng, dùng băng sạch quấn ngang bụng, chú ý quấn không quá chặt và quá dày, nhất là vào mùa hè.

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

3. Lưu ý khi chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

Sau khi chào đời, dây rốn sẽ được kẹp lại để giữ cuống rốn luôn sạch sẽ. Nếu kẹp rốn bị hở hoặc bị rơi ra thì mẹ hãy vệ sinh cho bé ít nhất 1 lần/ngày bằng khăn mềm và sạch.

Khi thay tã bỉm cho bé, mẹ đặc biệt lưu ý vùng da xung quanh cuống rốn, hãy lau kỹ và nhẹ nhàng để lấy đi những cặn bám ẩm ướt.

Mẹ có thể dùng một chiếc tăm bông để thực hiện công việc này và đừng quá lo lắng về việc bé bị đau vì vùng cuống rốn không có dây thần kinh đâu.

Lau xong, cố gắng để cuống rốn thoáng khí, như vậy rốn sẽ mau lành và nhanh khô hơn.

Khi mặc tã bỉm, hãy để phần mép dưới cuống rốn để tránh cọ xát. Tốt nhất, mẹ nên dùng tã một lần và cắt bỏ vị trí gần cuống rốn.

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

Thông thường, các bé được sinh ra với rốn lõm hoặc lồi. Một số mẹ lại cố gắng đậy vùng rốn bằng đồng xu, băng gạc hoặc miếng dán để thay đổi hiện trạng, nhưng hành động này không có kết quả và có thể gây kích ứng da. Mẹ lưu ý điều này nhé!

Trong thời gian vẫn còn cuống rốn mẹ nên tắm nhanh cho bé bằng miếng bọt biển thay vì đặt toàn thân bé xuống nước, làm như vậy cuống rốn sẽ ướt và lâu rụng. Còn một khi đã rụng thì mẹ có thể cho bé tắm thoải mái trong bồn nước.

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

Nhiều mẹ cho rằng: chỉ nên lau người chứ không nên tắm bé cho đến khi dây rốn rụng. Điều này hoàn toàn sai!

Thực tế, việc tắm rửa cho bé không gây hại gì, miễn là mẹ giữ cho cuống rốn luôn khô và tránh chạm vào nước là được. Nếu chẳng may bị ướt, hãy lau khô bằng khăn mềm.

Trong trường hợp cuống rốn bị dính nước tiểu, mẹ hãy nhẹ nhàng làm sạch bằng nước rồi vệ sinh lại bằng nước muối sinh lý rồi lau khô.

4. Một số trường hợp ngoài ý muốn và cách xử lý

Trong quá trình chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh mẹ sẽ gặp phải số tình huống ngoài ý muốn. Cụ thể như sau:

  • Rốn có mùi hôi, nổi mẩn, ẩm ướt và lâu rụng. Trường hợp này mẹ hãy dùng cồn i-ốt để chấm ngày 2 lần, băng bằng gạc mỏng, thoáng và tuyệt đối không rắc bột kháng sinh lên rốn.
  • Nếu mẹ thấy vùng quanh rốn bị loét thì hãy rửa nhẹ bằng nước muối sinh lý, ngày 2 lần sau đó băng lại bằng gạc mỏng và để thoáng. Nếu sau 1 ngày vết loét giảm và tiến triển tốt, mẹ hãy tiếp tục rửa nhẹ bằng nước muối sinh lý cho đến khi khô hẳn. Cuối cùng, tiến hành chăm sóc rốn như các bước trên.

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

Việc chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh thực tế không khó, thế nhưng trong một số trường hợp mẹ cần đưa bé tới cơ sở y tế ngay lập tức để có hướng xử lý kịp thời.

  • Trong quá trình chăm sóc nếu thấy rốn rỉ máu (kể cả khi chưa rụng hoặc đã rụng), rốn hôi, chảy nước màu vàng, sưng đỏ, có mủ ,có u hạt to… kết hợp với trẻ bị sốt thì cần đưa bé đi khám ngay.
  • Những mẹ đẻ rơi, đẻ tại nhà và không được đảm đảo môi trường vô khuẩn thì cũng phải tới cơ sở y tế, không được tự chăm sóc rốn ở nhà.

Tại các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ chăm sóc và theo dõi sát sao. Tùy từng trường hợp, bé sẽ được khâu buộc lại rốn, dùng vitamin K chống chảy máu, kháng sinh chống nhiễm khuẩn… có như vậy mới tránh được những biến chứng về sau.

5. Lời kết

Nhìn chung, việc chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh không hề khó, mẹ chỉ cần thao tác nhẹ nhàng và tuân thủ những nguyên tắc trên là được.

Nếu tháy rốn có bất kỳ hiện tượng bất thường nào mẹ hãy theo dõi và đưa bé đi khám để đảm bảo an toàn cho con.

Chúc mẹ thành công, chúc bé có chiếc một rốn nhỏ xinh và khỏe mạnh!

Nội dung khác

Nhận thông báo
Nhận thông báo cho
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận

Xin chào ! Mình là Oanh

"Kẻ đứng sau" Bảo Trâm Blog
Bảo Trâm Blog mẹ và bé
error:
0
Mình rất muốn nghe ý kiến của bạn về bài viết này !x