bảo trâm blog logo

1 tuổi – cho con đi nhà trẻ sớm hay ở nhà với ông bà, bố mẹ?

có nên cho con đi nhà trẻ sớm
Chia sẻ bài viết

Khi bé Gấu được 1 tuổi mình khá băn khoăn về việc nên cho con đi nhà trẻ sớm hay ở nhà với mẹ?

Cuối cùng mình chọn phương án cho con đi nhà trẻ sớm, lý do tại sao ư??? Hãy đọc chia sẻ của mình nhé !

Việc cho trẻ từ 6-12 tháng đi học là khá sớm, độ tuổi này các trường mầm non chưa chấp nhận cho gửi trẻ, hầu hết phải từ 12 tháng trở lên. Nhưng không phải gia đình nào cũng có điều kiện ở nhà trông con nên buộc lòng phải cho đi nhà trẻ sớm.

Tất nhiên sẽ kèm theo nhiều lo lắng, không biết con ăn ngủ thế nào, con có khóc nhiều không, có được chăm sóc quan tâm như ở nhà không???

Nếu ở nhà, bé sẽ được chăm sóc tốt hơn nhưng hạn chế về trải nghiệm, hoạt động vui chơi, mà đây lại là những yếu tố quan trọng trong việc phát triển của trẻ nhỏ.

Vậy khi được 1 tuổi nên cho con đi nhà trẻ sớm hay ở nhà với bố mẹ, ông bà?

có nên cho con đi nhà trẻ sớm

Lợi ích của việc cho con đi nhà trẻ sớm

Như đã nói ở trên, ở nhà bé sẽ được chăm sóc tốt hơn từ miếng ăn đến giấc ngủ nhưng chắc chắn sẽ bị hạn chế về hoạt động vui chơi và trải nghiệm.

So với ông bà, bố mẹ, cô giáo có nghiệp vụ sư phạm và được đào tạo bài bản hơn trong việc giáo dục và chăm sóc trẻ em. Ngoài ra, cô giáo chỉ tập trung vào vdạy dỗ, không vướng bận công việc khác như nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa…

Trông bé trong một ngày dài sẽ khiến ông bà, bố mẹ cảm thấy mệt mỏi, không đủ kiên trì để chơi với con. Ở độ tuổi này trẻ bắt đầu hình thành những kỹ năng cơ bản, với những bé lớn hơn thì bắt đầu học nói, phát triển kỹ năng giao tiếp. Nếu ở nhà sẽ phải đối diện với tivi, điện thoại dẫn đến hạn chế phát triển ngôn ngữ.

Chính vì vậy, đi học sớm sẽ giúp bé phát triển tư duy vì được tiếp xúc với bạn bè, thầy cô, với xã hội bên ngoài. Trong môi trường nhà trẻ bé có cơ hội học và thực hành kỹ năng xã hội, xử lý tình huống, kiểm soát cảm xúc tốt hơn so với việc ở nhà với người thân. Cụ thể như:

  • Học cách hòa đồng: trong những ngày đầu đến lớp bé sẽ khóc quấy vì chưa quen môi trường mới, nhưng dần dần trẻ sẽ học được cách hòa đồng. Bé kết bạn và tự thôi thúc bản thân phải hòa nhập với bạn bè. Đây là kỹ năng cần thiết cho trẻ, giúp bé tự tin hơn trong cuộc sống và thành công học tập.
  • Học cách hợp tác, đoàn kết: đến lớp trẻ sẽ học được sự kiên nhẫn, chia sẻ, lắng nghe, học chờ đến lượt mình, học cách làm việc nhóm. Đây là những kỹ năng cần phải có trong xã hội ngày nay.
  • Hiểu và kiểm soát bản thân: đi học một thời gian trẻ sẽ có những chuyển biến trong việc giải quyết tình huống như: tự đứng dậy khi vấp ngã, tự xin thêm cơm khi hết, tự giác sắp xếp đồ cá nhân, hành xử lễ phép và lịch sự hơn… đây là kết quả của việc được chăm sóc và dạy dỗ bài bản trong môi trường nhà trẻ, điều mà khi ở nhà rất khó làm được.
  • Ngoài những kỹ năng học ở lớp quá trình di chuyển từ nhà đến trường bé sẽ tiếp xúc với môi trường, được ngắm nhìn đường phố, thiên nhiên…phát triển về tư duy nhận biết và hoàn thiện giác quan.

Hạn chế khi cho con đi nhà trẻ sớm

Việc quấy khóc trong những buổi đầu tiên không đáng lo vì bé sẽ dần quen với môi trường mới. Nhưng lo lắng lớn nhất của cha mẹ khi cho con đi nhà trẻ sớm đó là: ốm.

Đúng, con sẽ ốm !

Theo nhiều nghiên cứu, trẻ dưới 2,5 tuổi đi học sớm dễ mắc các bệnh về hô hấp, viêm tai… hơn so với trẻ được ở nhà. Kể cả khi bé đã được tiêm phòng vẫn có nguy cơ mắc những chứng bệnh như viêm họng, ho, tiêu chảy, cảm cúm…Trung bình, một đứa trẻ dưới 2,5 tuổi đi học sẽ bị ốm từ 8 đến 12 lần trong năm.

Tại môi trường nhà trẻ, bé tiếp xúc với nhiều trẻ khác và thường xuyên tiếp xúc với đồ vật như bàn ghế, đồ chơi, sau đó sờ lên mặt, mũi dẫn đến nhiễm bệnh.

Thời điểm này hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn toàn nên dễ bị ốm hơn so với trẻ lớn hơn. Tuy nhiên, mẹ đừng quá lo lắng, vì:

  • Các chuyên gia hàng đầu thế giới về sức khỏe trẻ em khẳng định: bất cứ trẻ nào khi tham gia vào một nhóm trẻ đông hơn đều có thể bị mắc bệnh. Vì vậy chúng ta nên để trẻ tiếp xúc với bệnh sớm còn tốt hơn là mắc bệnh muộn, việc này giúp tăng cường và cải thiện hệ miễn dịch trên cơ thể trẻ.
  • Là người lớn chúng ta ít bị ốm, trung bình chỉ 2-3 lần/năm nên thường cảm thấy lo lắng, sốt ruột khi chứng kiến trẻ ốm quá nhiều. Vì vậy, nếu bé nhà ban ốm từ 8-12 lần/năm thì đó là chuyện hoàn toàn bình thường.
  • Một nghiên cứu tại Canada trên 1300 trẻ thì những bé đi học trước 2,5 tuổi ốm nhiều hơn nhưng khi vào tiểu học hay khi trưởng thành lại ít bị ốm hơn so với những bé đi nhà trẻ muộn hoặc không đi nhà trẻ. Điều này đồng nghĩa với việc những bé ở nhà không ốm không có nghĩa là khỏe mạnh hơn, các chứng bệnh sẽ “hỏi thăm” bé khi bước vào trường học. Còn những bé đi nhà trẻ sớm sau này tình trạng ốm giảm rất nhiều.

Cách tốt nhất là cha mẹ hãy chăm sóc con nhiều hơn khi bé ốm, thường xuyên giữ vệ sinh cho bé khi ở nhà và dặn dò cô giáo để ý, quan tâm khi con đến trường.

Ngoài vấn đề về sức khỏe thì việc cô giáo phải trông coi quá nhiều trẻ dẫn đến sự quan tâm, chăm sóc không được chu đáo như khi ở với ông bà, bố mẹ.

Tuy nhiên bạn đừng quá lo lắng, bất kỳ đứa trẻ nào cũng phải trải qua giai đoạn đó, dần dần bé sẽ trưởng thành hơn.

Vậy có nên cho con đi nhà trẻ sớm?

Ở các nước phát triển, ví dụ như Mỹ, các bà mẹ chỉ được nghỉ sinh từ 6-8 tuần nên trẻ em Mỹ đi nhà trẻ rất sớm, thường là 6 tháng. Bạn sẽ cho rằng nhà trẻ Mỹ chất lượng hơn, văn minh hơn nên không thể so sánh với Việt Nam, thường xuyên diễn ra tình trạng đánh trẻ, quát mắng, ép ăn…

Đừng quá bận tâm đến những thông tin đó, hãy tìm hiểu và chọn cho bé một môi trường tốt và luôn tin tưởng vào lựa chọn của bản thân.

Mình tin rằng, khi bạn đã lựa chọn kĩ, biết hỏi han con và cô giáo sau mỗi buổi học kết hợp với linh cảm của người mẹ bạn sẽ nhận biết được “những điều không hay” khi con đi học. Nếu chọn được nhà trẻ tốt, bạn có thể yên tâm cho bé đi học sớm.

Cho con đi nhà trẻ sớm là thay đổi lớn, không chỉ với con mà với cả bố mẹ. Con đã ở bên bạn từ lúc lọt lòng và tất nhiên bạn chẳng thể nào không cảm thấy nhớ nhung, lo lắng khi con rời xa mình, dù chỉ từ sáng đến chiều.

Nhưng sớm hay muộn việc bé phải đi học, phải rời xa mẹ một khoảng thời gian trong ngày là điều không tránh khỏi.

Hãy xem trường học không chỉ là nơi dành cho con mà còn dành cho mẹ, đó là nơi để mẹ biết cách thả nhẹ tay con ra, để con trưởng thành. Chắc chắn rằng, cũng như mẹ, con cũng cảm thấy bất an và không muốn mẹ đi đâu cả, con còn khóc nữa nhưng rồi tất cả sẽ ổn thôi, chỉ cần hai mẹ con cùng cố gắng và kiên nhẫn.

Với những ai đã từng cho con đi nhà trẻ sớm đã quá hiểu tâm trạng này. Nếu thấy lo lắng về vấn đề trên hãy nói chuyện và chia sẻ cảm xúc với mọi người bằng cách chia sẻ và để lại bình luận phía dưới bài viết viết này.

Chia sẻ để tư tưởng thoải mái hơn và chắp cánh cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Chúc các mẹ vững tin và luôn đồng hành cùng con !

Nội dung khác

Nhận thông báo
Nhận thông báo cho
guest

4 Comments
Cũ nhất
Mới nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
Kim chi
Kim chi
1 năm cách đây

Con e gần 1t, bà k giữ được nữa e không biết có nên gửi hay không

Anh Đào
Anh Đào
6 tháng cách đây

Con mình được 10 tháng, với nhiều lý do, mình quyết định cho con mình đi nhà trẻ. Ngày mai là ngày con mình đi học rồi, cảm giác của mình thật khó tả, vừa lo lắng, nhưng cũng cảm thấy có 1 sự phấn khích nhẹ, vì biết cả mẹ và con đều đang bước qua 1 giai đoạn mới.

Xin chào ! Mình là Oanh

"Kẻ đứng sau" Bảo Trâm Blog
Bảo Trâm Blog mẹ và bé
error:
4
0
Mình rất muốn nghe ý kiến của bạn về bài viết này !x