Có nên rơ lưỡi cho bé hay không? Nếu có thì cách rơ như thế nào? Thời điểm nào nên thực hiện công việc này?
Đó chắc hẳn là thắc mắc của những mẹ đang nuôi con nhỏ. Đừng lo lắng, bài viết này sẽ giúp mẹ tìm ra lời giải đáp!
1. Có nên rơ lưỡi cho bé?
Câu trả lời là: CÓ
Rơ lưỡi cho bé cũng giống như việc vệ sinh răng miệng hàng ngày của người lớn. Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh sau khi ăn sẽ xuất hiện những mảng bám, cặn sữa trên bề mặt lưỡi, nếu không được làm sạch, lâu ngày vi khuẩn tích tụ và gây ra các chứng bệnh liên quan đến răng miệng như: tưa lưỡi, sâu răng, viêm nướu…
Như các mẹ đã biết, trong sữa và thức ăn chứa rất nhiều đường, protein và các dưỡng chất…. khi ăn những chất này sẽ lưu lại trong khoang miệng bé và tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, phát triển.
Trong khi đó, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng chưa thể tự vệ sinh, vì vậy cha mẹ cần rơ lưỡi cho bé thường xuyên để đảm bảo sức khỏe răng miệng.
Tưa lưỡi, nấm lưỡi sẽ khiến bé khó chịu, quấy khóc vì cảm thấy đau ở khoang miệng, dẫn đến biếng ăn, bỏ bú.
Nguy hiểm hơn, trẻ bị nấm lưỡi do nấm Candida có thể lây cho mẹ khi bú, khiến mẹ bị nhiễm nấm, đau rát núm vú, cực kỳ khó chịu.
Với những phân tích trên thì việc rơ lưỡi cho bé là cần thiết, không chỉ giúp loại bỏ mảng bám, cặn sữa trên lưỡi mà còn mang lại rất nhiều lợi ích khác. Cụ thể:
- Giảm đau, sốt khi trẻ mọc răng: như các mẹ đã biết, khi bé mọc răng, nướu sẽ bị nứt và dễ nhiễm trùng, gây sưng đau, sốt. Việc rơ nướu sẽ loại bỏ vi khuẩn bám trên vết nứt, giảm tình trạng viêm nhiễm và giảm sốt.
- Giảm hôi miệng cho trẻ: vi khuẩn, vi nấm xâm nhập sẽ gây ra tình trạng hôi miệng và rơ lưỡi cho bé là cách tốt nhất để tiêu diệt chúng, giúp miệng luôn thơm tho và sạch sẽ.
- Kích thích trẻ ăn ngon miệng: các mảng bám dày đặc sẽ che phủ gai vị giác trên bề mặt lưỡi, từ đó khiến trẻ mất vị giác, ăn không ngon, bỏ bú. Vì vậy, rơ lưỡi cho bé sẽ làm sạch mảng bám và giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
2. Những trường hợp cần rơ lưỡi
Ngay khi lưỡi xuất hiện các mảng bám và vùng trắng thì mẹ phải rơ lưỡi cho bé.
Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn: khi bú, lưỡi thường xuyên cọ xát với ti mẹ nên sẽ loại bỏ được một phầm nào đó các mảng bám. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần vệ sinh khoang miệng và rơ lưỡi cho bé hàng ngày để đảm bảo sức khỏe.
Đối bé bú bình hoàn toàn: các loại sữa bột, sữa công thức rất dễ đóng cặn trên bề mặt lưỡi, khiến lưỡi bị đẹn và xuất hiện các mảng trắng dày đặc, nếu để lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng tưa lưỡi, viêm nhiễm và gây đau rát. Trường hợp này mẹ cần rơ lưỡi cho bé 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối trước khi ngủ.
Còn trong trường hợp trẻ bú mẹ kết hợp với bú bình thì rơ lưỡi cho bé mỗi ngày sau khi tắm.
3. Cách rơ lưỡi cho bé hiệu quả và an toàn
3.1. Thời điểm rơ lưỡi cho bé
Thời điểm tốt nhất để rơ lưỡi cho bé là sau khi thức dậy vào buổi sáng và sau ăn khoảng 1-2 tiếng.
Rơ lưỡi trong 2 thời điểm này sẽ lấy đi toàn bộ cặn trắng, vi khuẩn bám trên bề mặt lưỡi. Mẹ không nên rơ lưỡi cho bé ngay sau khi ăn xong vì lúc này trẻ vẫn còn no, nếu rơ dễ bị ọc sữa, nôn trớ.
Cặn sữa là những vết nhỏ màu trắng xuất hiện trên lưỡi sau khi trẻ bú xong, cặn này không gây cảm giác đau đớn, dễ bong và trôi khi trẻ nuốt nước bọt. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần chủ động vệ sinh mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe răng miệng của bé.
3.2. Cách rơ lưỡi
Mẹ có thể dùng khăn sạch hoặc gạc rơ lưỡi chuyên dụng để vệ sinh cho bé. Cách thực hiện như sau:
- Trước khi rơ lưỡi cho bé mẹ hãy rửa tay sạch sẽ. Sau đó chuẩn bị sẵn một bát nước ấm hoặc nước muối sinh lý. Nếu dùng thuốc rơ lưỡi thì phải hỏi ý kiến bác sĩ.
- Quấn khăn hoặc xỏ gạc rơ lưỡi vào đầu ngón tay sau đó nhúng vào nước ấm (nước muối sinh lý, thuốc) để làm ướt.
- Bế con trong tư thế thoải mái nhất, đặt ngón tay lên môi bé rồi nhẹ nhàng tách miệng con ra, tay còn lại hãy ôm ấp và vỗ về để bé cảm thấy an toàn, dễ chịu.
- Ngay khi bé mở miệng, hãy xoay ngón tay vào 2 bên trong má, nướu, răng và chà xát một cách nhẹ nhàng. Cuối cùng đặt ngón tay lên bề mặt lưỡi, vuốt từ trong ra ngoài khoảng 3-4 lần, chú ý không được chọc quá sâu.
Mẹ nên rơ lưỡi cho bé ít nhất 1 lần/ngày vào buổi sáng khi bé chưa bú. Trong quá trình rơ nếu con không chịu hợp tác thì hãy đánh lạc hướng và thu hút sự chú ý bằng hình ảnh, âm thanh bên ngoài.
Với những bé đã mọc răng thì việc sử dụng khăn hay gạc rơ lưỡi để loại bỏ mảng bám, vết ố trên răng là khá khó. Chính vì vậy mẹ cần vệ sinh răng miệng cho con ngay từ giai đoạn sơ sinh.
Không nên cho bé sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride vì ở độ tuổi này trẻ biết chưa biết nhổ ra ngoài mà thường nuốt vào bụng.
4. Một số lưu ý
- Khi lưỡi bé xuất hiện mảng bám mẹ không được cậy hay chà xát mạnh để lấy ra, hành động này dễ gây tổn thương niêm mạc lưỡi, viêm nhiễm, thậm chí là chảy máu.
- Rơ lưỡi cho bé vào lúc đói hoặc sau ăn 1-2 tiếng để tránh tình trạng khó chịu, nôn trớ.
- Quá trình rơ thao tác phải nhẹ nhàng, không được chà mạnh, không được thọc sâu vào cổ họng bé.
- Ngoài cách tẩm nước muối sinh lý hay nước ấm mẹ có thể rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé. Đây là phương pháp dân gian được nhiều mẹ áp dụng. Lá hẹ tính ấm, có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn và an toàn với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hãy chế biến thật vệ sinh mẹ nhé.
- Đối với trẻ dưới 1 tuổi không được dùng mật ong để rơ lưỡi cho bé. Thời điểm này hệ tiêu hóa của trẻ đã khá hoàn thiện mà trong mật ong lại chứa clostridium botulium dễ gây dị ứng và ảnh hưởng xấu tới hệ thần kinh.
Cách tốt nhất là dùng gạc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là các loại gạc đã được tẩm sẵn dịch chứa thành phần an toàn và lành tính, vừa đạt hiệu quả cao, vừa tiết kiệm thời gian, công sức.
5. Lời kết
Thông qua bài viết này mẹ đã biết được có nên rơ lưỡi cho bé hay không và chắc chắn sẽ không phải lăn lăn về vấn đề này nữa.
Nuôi con là một quá trình đầy gian nan, ngay cả những vấn đề nhỏ cũng khiến mẹ suy nghĩ nhiều ngày và rơ lưỡi cho bé cũng nằm trong số đó. Tuy nhiên, khi những băn khoăn đã được tháo gỡ mẹ sẽ cảm thấy rất vui phải không nào?
Chúc mẹ và bé luôn mạnh khỏe. Cảm ơn mẹ đã theo dõi vài viết!