bảo trâm blog logo

Nên dùng cốc nguyệt san hay Tampon?

nên dùng cốc nguyệt san hay tampon
Chia sẻ bài viết

Bạn đã chán cái cảnh thay thay dán dán băng vệ sinh mỗi khi đến “ngày ấy”?

Bạn cần một giải pháp tốt hơn. Cuối cùng cốc nguyệt san và tampon là 2 lựa chọn của bạn. Nhưng mua loại nào bây giờ? Nên dùng cốc nguyệt san hay tampon?

Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên !

1. Cốc nguyệt san

1.1. Nguồn gốc, công dụng của cốc nguyệt san

Cốc nguyệt san xuất hiện vào những năm 1930, sản phẩm này được phát minh bởi một nhóm hộ sinh tại mỹ và đã được cấp bằng sáng chế. Tuy nhiên, thời điểm đó cốc nguyệt san chưa được sử dụng rộng rãi.

Khoảng thời gian từ 1950-1960 cốc nguyệt san bắt đầu được bán trên thị trường nhưng do ảnh hưởng của chiến tranh thế giới lần thứ nhất, lượng cao su trên toàn cầu trở nên khan hiếm, các nhà máy sản xuất cốc nguyệt san dần phá sản.

nên dùng cốc nguyệt san hay tampon

Sau này, cốc nguyệt san được cải tiến về chất liệu và hình dáng để phù hợp với thể trạng phụ nữ hơn.

Năm 2014 những phiên bản cốc nguyệt san với thiết kế đẹp và tiện dụng đã được người dùng đón nhận và nó dần thay đổi quan niệm của phụ nữ về giải pháp vệ sinh trong thời kỳ kinh nguyệt.

So với băng vệ sinh, cốc nguyệt san có nhiều ưu điểm vượt trội hơn. Sản phẩm này dùng để đặt vào trong âm đạo phụ nữ và hứng toàn bộ kinh nguyệt, mang lại cảm giác thoải mái, an toàn cho người dùng.

Vì lý do trên mà ngày càng có nhiều phụ nữ sử dụng cốc nguyệt san để thay thế cho băng vệ sinh.

1.2. Ưu điểm

? An toàn

Cốc nguyệt san thường được làm bằng silicone y tế, cực kỳ an toàn với sức khỏe phụ nữ. Cốc hứng dịch kinh trong âm đạo và không tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên không gây mùi, tạo cảm giác thoải mái.

Ngoài ra, sản phẩm này còn giữ được độ PH lý tưởng trong âm đạo, hạn chế các hiện tượng khô rát, làm giảm tình trạng viêm nhiễm và nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa.

? Tạo cảm giác thoải mái

Cốc nguyệt san hoạt động với cơ chế bám sát vào thành âm đạo để hứng dịch tiết ra nên hạn chế tối đa tình trạng rò rỉ. Nhờ vậy, bạn thoải mái thực hiện những hoạt động mạnh như: tập thể dục, đạp xe, chạy bộ….thậm chí là đi bơi mà không lo dịch tràn ra ngoài.

Không những thế, bạn còn có thể dùng cốc nguyệt san qua đêm mà không lo sáng mai thức dậy phải đi giặt chăn vì sản phẩm này có thể nằm trong cơ thể tối đa 12 tiếng.

? Tiết kiệm thời gian

Cốc nguyệt san có thời gian sử dụng lên tới 12 mà không gây “tràn dâu”. Bạn có nhiều thời gian hơn cho những công việc khác.

Dùng băng vệ sinh cứ 4 tiếng phải thay 1 lần, nhưng với cốc nguyệt san phải 6-12 tiếng bạn mới phải tháo cốc ra, nhờ đó mà quỹ thời gian tăng lên đáng kể.

? Tiết kiệm tiền bạc

Cốc nguyệt san giá dao động từ 500k-1 triệu đồng và chỉ phải mua 1 lần duy nhất nhưng có thể dùng đến 10 năm không hỏng.

Trong khi đó, với băng vệ sinh 1 năm bạn phải bỏ ra 500k-600k. Rõ ràng là tốn kém hơn đúng không?

? Tốt cho môi trường

Một miếng băng vệ sinh để phân hủy hoàn toàn phải mất vài năm, thậm chí vài chục năm và mỗi tháng bạn đều đặn thải ra môi trường 15-20 miếng. Nếu tính toàn bộ phụ nữ trên thế giới thì lượng rác thải là khổng lồ.

Còn cốc nguyệt san là sản phẩm có thể tái sử dụng và dùng trong 5-10 năm, hàng tháng bạn không thải ra môi trường thứ gì. Hơn nữa, silicone y tế là vật liệu có thể tái chế nên cực kỳ có lợi cho môi trường.

1.3. Nhược điểm.

? Khó sử dụng

Tất nhiên cốc nguyệt san sẽ khó sử dụng hơn so với băng vệ sinh vì mất nhiều công đoạn: cho vào, tháo, vệ sinh….nhưng đó chỉ là với người mới, người dùng lần đầu. Sau khi đã quen với nó mình chắc chắn bạn sẽ không muốn quay lại dùng băng vệ sinh đâu.

? Ảnh hưởng đến màng trinh

Cốc nguyệt san là vật đặt trong “cô bé” nên có thể ảnh hưởng đến màng trinh. Những người chưa từng quan hệ tình dục hay những người có màng trinh nguyên viện thì không nên sử dụng sản phẩm này.

? Chi phí ban đầu cao

Như đã nói ở trên, một chiếc cốc nguyệt san chất lượng tốt dao động từ 500k-1 triệu, so với băng vệ sinh thì đắt hơn nên nhiều người sẽ e ngại.

Nhưng đó chỉ là chi phí ban đầu, về lâu dài cốc nguyệt san tiết kiệm gấp nhiều lần so với băng vệ sinh.

1.4. Lưu ý khi dùng cốc nguyệt san

Để cốc nguyệt san phát huy hết công dụng của nó bạn cần chú ý những vấn đề sau:

  • Chọn sản phẩm có chất liệu an toàn và kích thước phù hợp với “cô bé”.
  • Cần tìm hiểu kỹ về cách sử dụng cốc nguyệt san để hạn chế những tác dụng ngoài ý muốn.
  • Đặt cốc trong 6-12 tiếng là phải tháo ra để đổ dịch. Thời gian ngắn hay dài phụ thuộc vào lượng dịch tiết ra.
  • Luôn vệ sinh cốc trước và sau khi dùng bằng chất tẩy rửa lành tính.

2. Tampon

2.1. Nguồn gốc, công dụng của Tampon

Tampon là phát minh của tiến sĩ Earle Haas, người Mỹ. Sản phẩm này ra đời từ ý tưởng miếng bọt biển hút dòng chảy của nước.

Đến năm 1933, Tampon đã được cấp bằng sáng chế khoa học tại Mỹ và sau đó bán lại cho Gertrude Tendrich. 3 năm sau sản phẩm này được sản xuất hàng loạt và bán ra thị trường.

nên dùng cốc nguyệt san hay tampon

Tampon là sự kết hợp của băng vệ sinh và cốc nguyệt san. Sản phẩm này còn được gọi là băng vệ sinh dạng ống do nó có thiết kế hình trụ tròn, chất liệu thường được làm bằng sợi nhân tạo hoặc sợi bông tổng hợp nên khả năng thấm hút cực tốt.

Vì thế mà phụ nữ dùng tampon để cho vào trong âm đạo và hút dịch tiết ra.

2.2. Ưu điểm

? Hạn chế mùi hôi, khó chịu

Tương tự như cốc nguyệt san, Tampon được đặt hoàn toàn bên trong “cô bé” nên dịch tiết ra không thể tiếp xúc với không khí bên ngoài, hạn chế vi khuẩn xâm nhập và gây mùi.

Ngoài ra, Tampon thấm hút trực tiếp kinh dịch bên trong “cô bé” nên bạn sẽ không có cảm giác ẩm ướt và khó chịu như dùng băng vệ sinh.

? Nhỏ gọn, tạo cảm giác thoải mái.

Kích thước nhỏ gọn, lại được đặt bên trong âm đạo nên bạn không lo  “lộ hàng” hay vướng víu. Tampon còn hạn chế rò rỉ, giúp bạn tự tin và thoải mái hơn trong những ngày “đèn đỏ”.

Vì có thiết kế hình trụ nên tampon rất nhỏ gọn, dễ dàng mang theo.

? Giá rẻ

Giá tampon cũng khá rẻ, chỉ khoảng 10.000đ/chiếc.

2.3. Nhược điểm.

? Không an toàn

Tampon đặt bên trong bên âm đạo và thấm hút trực tiếp dịch kinh, nếu để trong thời gian dài sẽ gây khô âm đạo. Điều này đồng nghĩa với nồng độ PH bị mất cân bằng khi những lợi khuẩn đã bị cuốn đi và là cơ hội cho hại khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm “cô bé”.

Nguy hiểm hơn, nếu dùng tampon quá 8 tiếng mà không thay có thể dẫn đến hội chứng sốc độc tố TSS, buồn nôn, chóng mặt, sốt…

? Ảnh hưởng đến màng trinh

Cũng như cốc nguyệt san, tampon phải đặt vào trong âm đạo nên có thể ảnh hưởng đến màng trinh.

Người chưa từng quan hệ tình dục hay người có màng trinh nguyên viện nên cân nhắc trước khi sử dụng sử dụng sản phẩm này.

2.4. Lưu ý khi dùng Tampon

  • Chọn tampon có độ thấm hút vừa phải và phù hợp với lượng dịch tiết ra, điều này giúp cho “cô bé” không bị khô rát.
  • Hãy chú ý đến kích thước của tampon. Mỗi thương hiệu sẽ có một chỉ số riêng về độ dài, đường kính, độ thấm hút. Loại nào thấm hút càng mạnh thì càng giãn nở to. Vì vậy, bạn cần kiểm tra xem lượng dịch của mình nhiều hay ít để mua tampon phù hợp.
  • Luôn rửa tay sạch sẽ trước và sau khi dùng tampon.
  • Những người lần đầu dùng tampon sẽ hơi khó cho vào trong. Vì thế hãy bắt đầu từ size nhỏ rồi nâng cấp dần lên. Khi cho vào nên canh thời điểm lượng dịch tiết ra vừa phải để dễ đưa vào hơn.
  • Nên thay tampon sau 4 tiếng, nếu để quên trong “cô bé” có thể dẫn đến viêm nhiễm, nặng hơn là sốc độc tố.

3. Nên dùng cốc nguyệt san hay Tampon?

Sau khi biết được những ưu nhược điểm của cốc nguyệt san và tampon, câu hỏi đặt ra lúc này là: Nên dùng cốc nguyệt san hay tampon?

nên dùng cốc nguyệt san hay tampon

Trước tiên, hãy xem bảng so sánh sau:

Đặc điểm Cốc nguyệt san Tampon
Chất liệu Silicone y tế Sợi nhân tạo, bông tổng hợp
Vị trí đặt Bên trong âm đạo Bên trong âm đạo
Cơ chế hoạt động Hứng dịch vào cốc Thấm hút trực tiếp
Hiệu quả Chứa toàn bộ dịch, hạn chế rò rỉ tối đa Thấm hút dịch, vẫn có nguy cơ tràn ra ngoài
Thời gian thay 6-12 tiếng/lần 4 tiếng/lần
Cảm giác dùng Thoải mái Thoải mái
Độ an toàn Tránh được các nguy cơ viêm nhiễm âm đạo, sốc độc tố Có nguy cơ viêm nhiễm vì dịch trên tampon vẫn tiếp xúc trực tiếp với da bên trong âm đạo
Gây mùi Không Không
Thời gian sử dụng 5-10 năm Dùng xong bỏ
Giá 500.000đ – 1.000.000đ/cốc. 10.000đ/chiếc.

Nhìn vào những đặc điểm trên ta dễ dàng nhận thấy cốc nguyệt san có nhiều ưu điểm vượt trội hơn Tampon.

Cốc nguyệt san được làm bằng chất liệu an toàn hơn và có cơ chế đựng nên dịch không thể  tiếp xúc với da bên trong âm đạo, ngăn chặn viêm nhiễm và các hội chứng sốc độc tố.

Ngoài ra, cốc nguyệt san có cấu tạo mềm dẻo nên khả năng bám dính tốt, hạn chế tối đa hiện tượng rò rỉ, giúp bạn yên tâm và thoải mái hơn trong kinh kỳ.

Tuy nhiên, chi phí ban đầu của cốc nguyệt san hơi cao, nhiều người còn e ngại. Nhưng nếu tính chi phí lâu dài thì rõ ràng cốc nguyệt san tiết kiệm hơn nhiều so với tampon.

Chính vì vậy, đáp án cho câu hỏi: Nên dùng cốc nguyệt san hay tampon?

Đó là: cốc nguyệt san.

4. Lời kết

Nhìn chung, 2 sản phẩm này đều là những giải pháp tốt hơn băng vệ sinh, hạn chế tình trạng ngứa ngáy, khó chịu và đem lại cảm giác thoải mái khi đến “ngày ấy”.

Tuy nhiên, nhờ cấu tạo và thiết kế tối ưu hơn nên cốc nguyệt san có nhiều lợi ích hơn tampon. Giữa 2 sản phẩm này bạn nên dùng cốc nguyệt san để có hiệu quả tốt nhất.

Cuối cùng, nếu có thắc mắc gì về cốc nguyệt san và tampon bạn vui lòng comment phía dưới. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết !

Nội dung khác

Nhận thông báo
Nhận thông báo cho
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận

Xin chào ! Mình là Oanh

"Kẻ đứng sau" Bảo Trâm Blog
Bảo Trâm Blog mẹ và bé
error:
0
Mình rất muốn nghe ý kiến của bạn về bài viết này !x