[buzzsprout episode=’8779671′ player=’true’]
Mất sữa sau sinh – đây là tình trạng không hiếm gặp với những mẹ vừa trải qua quá trình sinh nở. Hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng đến dinh dưỡng cho con mà còn tác động tiêu cực đến tâm sinh lý của mẹ.
Có nhiều nguyên nhân mất sữa sau sinh, từ chủ quan cho đến khách quan. Khi rơi vào trường hợp này mẹ cần xác định rõ nguyên nhân và tìm cách khắc phục.
Nếu đang trong hoàn cảnh này mẹ cũng đừng quá lo lắng, nội dung dưới đây sẽ giúp mẹ tìm ra nguyên nhân mất sữa sau sinh và cách khắc phục triệt để !
1. Giải thích hiện tượng mất sữa
Để tiết sữa, cơ thể người mẹ bắt buộc phải có hormone prolactin và oxytocin. Prolactin đóng vai trò tiết sữa còn oxytocin nhận nhiệm vụ phun sữa.
- Prolactin: hormon này sinh ra trong quá trình bé bú mẹ hoặc do phản xạ tâm lý của người mẹ (nghĩ đến con, sốt ruột khi con khóc). Khi prolactin được giải phóng nó sẽ đi vào trong máu và kích thích sản xuất sữa, sữa mẹ sẽ tiết ra một cách tự nhiên. Ban đêm là thời điểm prolactin sản sinh nhiều nhất và nó có tác dụng an thần. Chính vì vậy cho con bú đêm sẽ giúp cả mẹ và bé ngủ ngon hơn.
- Oxytocin: còn được gọi là hormone tình yêu, có tác dụng kích thích co bóp để đẩy sữa ra ngoài. Oxytocin cũng được sinh ra khi bé bú mẹ và kích thích sự co thắt ở các mô nhỏ quanh ống dẫn sữa, từ đó tạo thành tia và phun sữa ra ngoài. Hormone này còn làm co bóp tử cung, giúp tử cung trở về kích thước ban đầu, hạn chế tình trạng xuất huyết sau sinh.
Hàm lượng prolactin và oxytocin trong cơ thể nhiều hay ít phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, tâm sinh lý và thói quen sinh hoạt của người mẹ.
Chính vì vậy, khi hiện tượng mất sữa xảy ra tức là prolactin và oxytocin trong cơ thể mẹ đang giảm và dần biến mất.
Đó là giải thích theo khoa học, còn hiểu một cách đơn giản thì hiện tượng mất sữa tức là bầu ngực không thể tiết sữa cho dù bé thực hiện hành động mút trong thời gian dài, hậu quả là con đói, quấy khóc.
2. Dấu hiệu mất sữa
Chỉ một số ít gặp phải trường hợp mất sữa đột ngột còn đâu khi hiện tượng này xảy ra cơ thể sẽ báo cho mẹ biết.
- Sữa bỗng dưng nhạt và trong, không còn đặc như trước.
- Mất cảm giác căng ở bầu ngực. Nếu có căng thì cảm thấy đau tức, sữa có dấu hiệu không thông.
- Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, khó tiêu, miệng lưỡi lợt lạt.
- Tinh thần bực bội, chán nản.
- Khó tiểu tiện, đại tiện trong thời gian dài, phân lỏng.
Nếu mẹ đang gặp những hiện tượng trên thì hãy chú ý để có biện pháp xử lý kịp thời.
3. Nguyên nhân mất sữa sau sinh và cách khắc phục
Như mình đã nói ở trên, nguyên nhân mất sữa sau sinh là do hormone prolactin và oxytocin trong cơ thể mẹ suy giảm và biến mất. Xảy ra hiện tượng này là do những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất 2 hormone trên.
Trong phần này mình sẽ nêu ra những nguyên nhân mất sữa sau sinh phổ biến nhất hiện nay, kèm đó là cách khắc phục.
3.1. Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt, không hợp lý
Với phụ nữ sau sinh và phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất và chế độ dinh dưỡng hợp lý rất quan trọng.
Nhiều mẹ sau sinh sợ tăng cân thường kiêng khem đủ thứ dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng. Có nhiều mẹ lại ăn uống vô tội vạ, ăn những loại thực phẩm gây mất sữa như lá lốt, măng….
Vì vậy, bên cạnh việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể mẹ cần phải có chế độ ăn uống khoa họ, như thế mới có nhiều sữa cho bé bú và nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh.
Ngoài bổ sung các thực phẩm lợi sữa sau sinh như rau ngót, đu đủ quả sung.. đừng quên ăn, cá, thịt đỏ…và đừng lo lắng về vấn đề tăng cân. Tập thể dục cường độ nhẹ kết hợp cho con bú thường xuyên là phương pháp giảm cân tốt nhất.
3.2. Thiếu ngủ, tinh thần căng thẳng
Việc thiếu ngủ và stress có mối liên hệ mật thiết với nhau và là nguyên nhân mất sữa sau sinh. Hai yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất Prolactin và Oxytocin trong cơ thể người mẹ.
Sau khi sinh con cuộc sống của mẹ thay đổi hoàn toàn, những công việc như chăm sóc con, ru con ngủ, dỗ dành khi quấy khóc…diễn ra thường xuyên khiến mẹ mệt mỏi, lo lắng, stress và dẫn đến mất ngủ, thậm chí là kiệt sức. Nếu tình trạng trên không được cải thiện thì việc mất sữa sẽ xảy ra.
Không chỉ vậy, những áp lực trên còn làm tổn thương tinh thần, khí huyết lưu thông kém khiến cho việc tiết sữa bị ảnh hưởng. Nhiều mẹ trong quá trình nuôi con còn bị trầm cảm, suy nhược nên cơ thể không thể sản xuất sữa cho con bú.
Vì vậy, mẹ hãy chú ý nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân tốt hơn và nhờ sự trợ giúp của chồng, ông bà, người thân.. để giảm bớt gánh nặng nuôi con.
Hãy dành cho mình nhiều thời gian để ngủ, mỗi ngày khoảng 8-10 để cơ thể được nghỉ ngơi, có như vậy quá trình tiết sữa mới thuận lợi hơn.
Mẹ hãy nhớ, thời điểm này sức khỏe của mẹ chính là nguồn sống của con.
3.3. Không cho con bú thường xuyên, bú sai cách
Cho bé bú thường xuyên cũng là cách để kích thích tiết sữa, nhưng nếu bú sai tư thế hoặc cho bé bú bình quá nhiều cũng là nguyên nhân mất sữa sau sinh. Hãy thực hiện tư thế cho con bú như sau:
- Âu yếm và ôm con vào lòng sau đó để môi bé ngậm chặt đầu ti của mẹ theo nguyên tắc lưỡi nằm trên hàm dưới, ti mẹ nằm trên lưỡi bé.
- Áp dụng phương pháp da tiếp da bằng cách cởi bớt quần áo của bé, việc này sẽ kích thích cơ thể mẹ sản sinh hormone Oxytocin để sữa tiết ra nhiều hơn.
- Tập cho con thói quen ngậm cả núm vú chứ đừng ngậm mỗi đầu ti, hành động còn tránh cho mẹ bị đau.
Nếu không cho bé bú thường xuyên cơ thể sẽ tự giảm tiết sữa và dần mất sữa. Cho nên, cứ 2-3 tiếng lại cho bé bú một lần kể cả khi con không khóc đòi ăn. Mẹ nào sữa nhiều, con bú không hết thì hãy dùng máy hút sữa vắt ra dự trữ. Duy trì nhịp độ sữa tiết ra hàng ngày sẽ giúp mẹ tránh được hiện tượng mất sữa.
Mình biết nhiều mẹ thường lo lắng con bú mỗi sữa mẹ thì không đủ no nên dùng thêm sữa công thức, không nên chút nào !
Lúc mới sinh dạ dày bé chỉ bằng quả cherry, sau 2 tuần bằng quả trứng gà, chỉ một lượng sữa nhỏ là bé no rồi. Việc cho bé uống thêm sữa công thức là không cần thiết, dễ nôn trớ.
Không những thế, dần dần bé sẽ chán sữa mẹ và bỏ hẳn bú mẹ. Mà như bạn biết rồi đấy, tuyến vú không được kích thích thường xuyên sẽ dẫn đến mất sữa.
Ngoài ra, việc cho con bú đủ cữ rất quan trọng. Trong những tháng đầu đời trẻ thường ngủ gật khi bú thành ra sữa trong bầu ngực vẫn còn mà con thì bú chưa đủ cữ.
Lúc này, mẹ hãy vắt ra để luồng sữa được lưu thông và sản xuất đều đặn, tránh tình trạng tắc tia sữa, áp xe vú.
3.4. Sử dụng kháng sinh
Đây cũng là nguyên nhân mất sữa sau sinh và nó thường xảy ra với những mẹ sinh mổ phải sử dụng thuốc kháng sinh để giảm đau.
Bên trong thuốc kháng sinh chứa các hoạt chất ức chế sự sản xuất hormone Prolactin và Oxytocin, nếu sử dụng lâu ngày những hoạt chất này sẽ triệt tiêu 2 hormone trên và dẫn đến mất sữa.
Cho nên những mẹ sinh mổ hãy dùng thuốc kháng sinh với liều lượng vừa phải, đúng chỉ định của bác sỹ. Những mẹ sinh thường vì một lý do nào đấy cần dùng kháng sinh thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ để tìm ra phương pháp tối ưu nhất.
3.5. Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân trên, còn nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng mất sữa:
- Rối loạn tiết tố: nhiều mẹ sau sinh bị rối loạn tiết tố estrogen, tuy không phổ biến nhưng khi rơi vào trường hợp này rất khó xử lý. Rối loạn hormone estrogen không chỉ gây mất sữa mà nó còn ảnh hưởng đến nhiều vấn đề sức khỏe khác.
- Thiếu máu: đây có thể coi là hệ quả của quá trình sinh nở, đặc biệt là sinh mổ. Thiếu máu khiến mẹ cảm thấy chóng mặt, đau đầu và mệt mỏi, nếu không điều trị kịp thời sẽ sinh tâm trạng lo lâu, buồn rầu dẫn đến mất sữa.
- Bú bình, dùng ti giả: cho bé bú bình quá nhiều sẽ khiến con chán bú mẹ, lúc này tuyến sữa không được kích thích đồng nghĩa với lượng sữa giảm, sữa sẽ mất dần. Nhiều mẹ cón có thói quen cho con ngâm ti giả, điều này vô tình hạn chế kỹ năng bú của trẻ, cơ thể mẹ không được tiết sữa đều đặn, lâu dần thành mất sữa.
- Uống ít nước: trong cơ thể, việc tiết sữa giống như mất nước, nếu không cân bằng lượng nước nạp vào và lượng sữa tiết ra sẽ khiến sữa mẹ ít dần.
- Không massage ngực và vệ sinh núm vú: ngoài cho con bú thường xuyên hãy kết hợp với các động tác massage ngực nhẹ nhàng để tạo phản xạ tiết sữa. Có thể dùng tay hoặc dùng máy hút sữa đều được, như vậy sữa mới về nhiều và đều hơn. Bên cạnh đó, không vệ sinh núm vú sẽ khiến cho vi khuẩn sinh sôi trên bầu ngực, đến khi bé ngậm vào sẽ bị nhiễm khuẩn. Nếu để núm vú mất vệ sinh trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng tắc tia sữa sau sinh.
4. Cách massage ngực cho mẹ sau sinh
Ngoài những cách khắc phục trên thì massage ngực là phương pháp mang lại hiệu quả cao trong kích thích tiết sữa. Tuy nhiên mẹ cần phải thực hiện đúng cách, không nên nặn, bóp bầu ngực quá mạnh. Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Rửa sạch tay bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa lành tính.
- Bước 2: Dùng đầu ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa vuốt nhẹ nhàng bầu ngực theo động mạch tuyến vú.
- Bước 3: Tiếp tục dùng 3 đầu ngón tay xoay tròn quanh quầng vú khoảng 3-4 lần, vừa xoay vừa đổi chiều liên tục. Thao tác này giúp quầng vú mềm hơn, bé dễ bú hơn.
- Bước 4: Chụm 3 ngón tay và kéo núm vú để tăng phản sữa tiết sữa.
- Bước 5: Dùng lòng bàn tay còn lại đỡ lấy bầu vú rồi rung nhẹ sau đó tăng cường độ lên, kết hợp với 3 ngón đặt lên quầng vú massage nhẹ nhàng.
Thời gian massage ngực khoảng 10 phút, ngày 3-4 lần để tăng kích thích tiết sữa, giảm sự tích tụ sữa trong bầu ngực, sữa sẽ về nhiều hơn. Trong quá trình massage cần thao tác nhẹ nhàng, tránh làm đau ngực để có hiệu quả cao nhất.
Với những mẹ nhiều sữa nếu con bú không hết thì hãy vắt ra túi và trữ trong tủ lạnh. Không nên để ngực căng sữa quá lâu, dần dần sẽ tắc tia sữa, áp xe vú.
5. Lời kết
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của mình trong việc xác định nguyên nhân mất sữa sau sinh và cách khắc phục. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp mẹ có biện pháp xử lý kịp thời và tránh được những tác nhân gây ra tình trạng mất sữa.
Chúc bầu ngực mẹ luôn căng tràn sữa cho con yêu. Nếu có thắc mắc gì mẹ hãy bình luận phía dưới. Cảm ơn mẹ đã đọc bài viết !
CÙNG CHỦ ĐỀ: