bảo trâm blog logo

Nên mua nồi nấu chậm hay nồi áp suất? (so sánh chi tiết)

Nên mua nồi nấu chậm hay nồi áp suất?
Chia sẻ bài viết

Mua nồi nấu chậm hay nồi áp suất?

Đây là câu hỏi thường gặp của những người nội trợ và nếu bạn cũng nằm trong số đó thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Cùng xem nồi nấu chậm và nồi áp suất khác nhau như thế nào, nên chọn loại nào để vừa tiết kiệm, dễ sử dụng mà lại cho ra những món ăn đạt yêu cầu.

1. Nồi nấu chậm

Nồi nấu chậm hoạt động dựa trên nguyên lý sử dụng nhiệt phát ra từ thành gia nhiệt để làm nóng thành nồi và làm chín thức ăn bên trong.

Nên mua nồi nấu chậm hay nồi áp suất?

Ngoài cách sử dụng nhiệt trực tiếp, một số loại còn nấu theo phương pháp cách thủy (ví dụ như nồi nấu cháo chậm Bear), tức là bạn sẽ đổ nước vào lòng nồi, khi được truyền nhiệt nước sẽ sôi 100 độ C và làm cho thực phẩm trong thố sứ chín bằng hơi nước.

Vỏ nồi nấu chậm thường được làm bằng kim loại và bọc nhựa bên ngoài. Lòng nồi làm bằng sứ, vật liệu này tuy dễ vỡ nhưng không sinh chất độc hại khi gặp nhiệt độ cao và rất dễ vệ sinh.

Phần nắp có lỗ thông hơi và làm bằng thủy tinh để quan sát thực phẩm trong quá trình nấu.

Nên mua nồi nấu chậm hay nồi áp suất?
Cấu tạo nồi nấu chậm

Với nồi nấu chậm, bạn có thể điều chỉnh mức nhiệt tùy theo yêu cầu của thực phẩm. Tuy thời gian nấu lâu nhưng món ăn sẽ mềm, ngon và luôn giữ được hương vị cũng như dưỡng chất vốn có.

Nồi nấu chậm phù hợp để nấu cháo, các món hầm, ninh xương…phần thịt mềm, nước dùng ngọt, đậm đà. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng nồi để chế biến các món hải sản như tôm, cua…

Để hoàn thành 1 món ăn, nồi nấu chậm mất khoảng 2-8 tiếng. Do công suất khá nhỏ, chỉ từ 80-300W nên tiêu thụ điện không đáng kể.

Nên mua nồi nấu chậm hay nồi áp suất?

So với những loại khác thì nồi nấu chậm có dung tích khá nhỏ, dao động từ 0,7-3,5 lít. Đây là lý do tại sao người ta thường dùng nồi nấu chấm để nấu cháo cho trẻ em hoặc phục vụ nhu cầu gia đình ít thành viên.

Hệ thống điều khiển của nồi nấu chậm thường là nút vặn cơ hoặc điện tử, một số loại thì kết hợp cả hai.

Do dung tích nhỏ nên sản phẩm này giá khá rẻ, chỉ vài trăm nghìn cho đến 3 triệu đồng.

ĐÁNH GIÁ CHUNG

Ưu điểm

  • Thiết kế nhỏ gọn
  • Có thể nấu được nhiều món khác nhau, giữ trọn hương vị và không bị biến chất.
  • Tiết kiệm năng lượng
  • Hoạt động an toàn
  • Giá rẻ

Nhược điểm

  • Thời gian nấu lâu, không phù hợp để nấu món ăn ngay.
  • Dung tích nhỏ.

2. Nồi áp suất

Ngay từ tên gọi chúng ta đã hiểu được nguyên lý hoạt động của loại nồi này. Nồi áp suất sử dụng điện hoặc đun trực tiếp trên bếp để làm nóng phần không khí bên trong nồi.

Do thiết kế kín nên khí nóng không thể thoát ra ngoài và tạo áp suất cao nên mức nhiệt có thể đạt trên 100 độ C, từ đó làm chín thực phẩm.

Nên mua nồi nấu chậm hay nồi áp suất?

Kể cả khi ngừng đun hoặc ngừng cung cấp điện thì áp suất trong nồi vẫn tồn tại, chỉ đến khi mở van xả thì nhiệt lượng mới được giải phóng.

Với nguyên lý hoạt động như trên, món ăn không chỉ chín nhanh hơn mà còn mềm và nhừ, giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức.

Nhờ khả năng làm chín thực phẩm nhanh nên nồi áp suất không phù hợp để nấu rau hay thực phẩm mềm. Loại nồi này dùng để ninh xương hoặc làm mềm thịt trong thời gian ngắn thì rất ok.

Nên mua nồi nấu chậm hay nồi áp suất?

Ngoài ra, do tốc độ nấu nhanh nên nồi không tiêu hao năng lượng quá lớn (điện, gas).

Dung tích nồi áp suất khá đa dạng, từ 3-6 lít và trên 6 lít. Nhìn chung, tùy vào nhu cầu sử dụng và số thành viên trong gia đình mà bạn chọn loại phù hợp.

Nên mua nồi nấu chậm hay nồi áp suất?

Về an toàn thì nồi áp suất không được đánh giá cao bằng nồi nấu chậm. Trong quá trình nấu, áp suất trong nồi không ngừng gia tăng nên có thể gây nổ nếu nhiệt độ quá cao.

Đó là lý do tại sao người ta phải thiết kế van xả áp trên nắp nồi để giải phóng khí nóng trước khi mở.

Giá nồi áp suất khá đa dạng, từ vài trăm nghìn cho đến vài triệu đồng, bạn có thể chọn mua theo điều kiện kinh tế của mình.

ĐÁNH GIÁ CHUNG

Ưu điểm

  • Làm chín thực phẩm nhanh, món ăn mềm, nhừ tơi và có hương vị thơm ngon.
  • Thích hợp nấu các món phổ thông
  • Dung tích lớn, dùng được cho nhiều người.

Nhược điểm

  • Dễ gây cháy nổ nếu không biết cách sử dụng hợp lý.
  • Kích thước hơi cồng kềnh
  • Cặn bám vào thành nồi, khó vệ sinh.
  • Giá cao

3. Nên mua nồi nấu chậm hay nồi áp suất?

Trước khi trả lời cho câu hỏi: Nên mua nồi nấu chậm hay nồi áp suất? mời bạn xem bảng so sánh:

Đặc điểm Nồi nấu chậm Nồi áp suất
Nguyên lý hoạt động Thanh gia nhiệt dưới đáy nồi làm nóng thành nồi và làm chín thực phẩm Giữ khí nóng trong nồi để tạo áp suất và sinh nhiệt cao từ đó làm chín thực phẩm
Dung tích 0,7-3,5 lít 3-6 lít và trên 6 lít
Sử dụng năng lượng Điện Điện hoặc đun trực tiếp trên bếp
Dùng để nấu Cháo, các món hầm, kho cá… Thịt, ninh xương
Công suất 80-300W Khoảng 1000W
Thời gian nấu 2-8 tiếng 15-20 phút
Giá 300-3 triệu đồng Nhiều mức giá khác nhau, từ vài trăm cho đến vài triệu cũng có

Nhìn chung, chọn nồi nấu chậm hay nồi ấp suất phụ thuộc vào mục đích sử dụng. Một loại dùng để nấu ăn ngay (nồi áp suất), còn một loại để nấu những món cần độ nhừ cao mà vẫn bảo toàn được dưỡng chất có trong thực phẩm.

Nên mua nồi nấu chậm hay nồi áp suất?

Thật khó để đưa ra kết luận mua loại nào, bỏ loại nào, tất cả phụ thuộc vào nhu cầu của bạn. Mình sẽ chia thành 2 tình huống sau:

  • Chọn nồi nấu chậm nếu bạn thường xuyên nấu các món hầm, nấu cháo hoặc một số món cầu kỳ như: kho cá, chưng yến. Ngoài ra, nồi nấu chậm đặc biệt phù hợp để nấu cháo cho bé, loại nồi này sẽ chế biến ra những bát cháo cực nhuyễn và giữ được nhiều dưỡng chất. Đó là lý tại sao nồi nấu chậm còn được gọi riêng là nồi nấu cháo cho bé.
  • Chọn nồi áp suất nếu chỉ có nhu cầu chế biến các món ăn phổ thông, cần ăn ngay, giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn nhiều.

4. Lời kết

Hy vọng chia sẻ trên đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích để đưa ra quyết định cuối cùng. Nhìn chung, mua nồi nấu chậm hay nồi áp suất phụ thuộc hoàn toàn vào nhu cầu và mục đích sử dụng của bạn.

Chúc bạn chọn mua được sản phẩm ưng ý!

Nội dung khác

Nhận thông báo
Nhận thông báo cho
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận

Xin chào ! Mình là Oanh

"Kẻ đứng sau" Bảo Trâm Blog
Bảo Trâm Blog mẹ và bé
error:
0
Mình rất muốn nghe ý kiến của bạn về bài viết này !x