Răng bị ố vàng, xỉn màu, nụ cười thiếu tự nhiên…. là tình trạng nhiều người đang gặp phải. Có nhiều nguyên nhân khiến răng đổi tone và làm bạn cảm thấy hoang mang, không biết điều trị như thế nào.
Hơn nữa, răng bị ố vàng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà đôi khi còn là biểu hiện của một chứng bệnh nào đó. Nếu bạn đang đối mặt với tình trạng trên thì hãy cũng mình tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Nguyên nhân và cách giải quyết răng bị ố vàng như thế nào?
1. Nguyên nhân răng bị ố vàng
Có nhiều nguyên nhân khiến răng bị ố vàng, từ chủ quan cho đến khách quan nhưng dưới đây là 5 nguyên nhân phổ biến nhất.
1.1. Vệ sinh răng miệng
Đây là nguyên nhân phố biến nhất dẫn đến hiện tượng răng bị ố vàng, xỉn màu. Việc lười vệ sinh hay ít quan tâm đến sức khỏe răng miệng sẽ khiến vi khuẩn và mảng bám tích tụ, hậu quả là răng chuyển màu và hôi miệng.
Nguy hiểm hơn, khi vi khuẩn sinh sôi, lượng mảng bám tích tụ nhiều và bám chặt lấy bề mặt răng sẽ gây ra một số bệnh lý như: viêm nướu, sâu răng cùng với đó là ngả vàng, trông rất xấu xí.
Vì vậy, hãy nhớ đánh răng ngày 2 lần, buổi sáng thức dậy và tối trước khi đi ngủ, kết hợp dùng nước súc miệng để đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, sau khi ăn, đặc biệt là ăn thực phẩm sẫm màu thì nên đánh răng.
1.2. Hút thuốc lá
Bạn có thấy ai hút thuốc lá mà răng trắng sáng không?
Khi hút thuốc, nhựa trong lá thuốc lá sẽ bám vào răng và loại nhựa này rất khó làm sạch. Nguy hiểm hơn, chất nicotine trong thuốc lá có thể phá hủy lớp màng bảo vệ, làm cho men răng bị hư hỏng, hậu quả là bị ê buốt khi ăn uống.
Vì vậy, nếu bạn đang nghiện thuốc lá nhưng lại muốn hàm răng trắng sáng thì chỉ có cách là bỏ thuốc, còn nếu không chẳng phương pháp nào giúp được bạn đâu.
1.3. Do ăn uống
Để sở hữu hàm răng trắng sáng và khoang miệng sạch sẽ thì việc ăn uống nên được kết hợp với vệ sinh răng miệng thường xuyên.
Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều thực phẩm sẫm màu như: cà chua, dâu tây, việt quất… cũng có thể khiến răng bị xỉn màu. Ngoài ra, một số đồ uống như cà phê, trà, trà sữa….cũng là thủ phạm gây ra hiện tượng trên.
1.4. Do dùng thuốc
Thường xuyên sử dụng một số loại thuốc kháng sinh cũng có thể là nguyên nhân khiến ăn đổi màu, ố vàng. Hiện tượng này thường gặp ở trẻ em, khi mà các bé đang điều trị bằng thuốc Doxycyclin hoặc Tetracycline.
Ngoài ra, trong giai đoạn mang thai và cho con bú, nếu người mẹ sử dụng những loại thuốc trên sẽ khiến cho mảng bám xuất hiện khi bé mọc răng sữa.
Nghiêm trọng hơn, nếu dùng thuốc kháng sinh quá nhiều còn có nguy cơ khiến răng bị khiếm khuyết, hình dạng không bình thường.
Vì vậy, trong quá trình sử dụng thuốc bạn nên chú ý tới thành phần và hỏi ý kiến bác sĩ, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng sau này.
1.5. Do di truyền
Theo nhiều nghiên cứu, những người thế hệ trước nếu răng bị ố vàng, xỉn màu do bẩm sinh thì con cháu của họ cũng có thể gặp tình trạng trên.
Với nguyên nhân này thì chỉ có cách là chăm sóc răng miệng thật kỹ và áp dụng những phương pháp làm trắng răng chuyên biệt.
Ngoài 5 nguyên nhân trên, còn một số yếu tố cũng có thể khiến răng bị ố vàng:
-
Người có thói quen nghiến răng hoặc đã từng bị va chạm mạnh khiến cho men răng bị hỏng và ngả màu.
- Do ảnh hưởng bởi các bệnh mãn tính như: viêm chân răng, đái tháo đường, bệnh hô hấp, tim mạch.
- Sử dụng nhiều Fluoride cũng khiến cho tone răng thay đổi, kèm theo đó là một số khuyếm khuyết như: gồ ghề, xuất hiện nhiều lỗ nhỏ trên bề mặt răng.
- Tuổi càng lớn thì men răng càng yếu, dễ bị mài mòn.
- Người đã từng hóa trị hoặc hoàn xạ trị các vùng mặt, cổ…
- Sử dụng nước súc miệng chứa chlorhexidine nồng độ cao.
2. Hậu quả khi răng bị ố vàng
Khi răng bị ố vàng sẽ bắt đầu bằng những biểu hiện như: màu sắc không đồng đều, bề mặt thô ráp, cùng với đó là hơi thở có mùi hôi và cuối cùng là nhạy cảm khi tiếp xúc với đồ lạnh, nóng.
Việc để răng bị ố vàng khiến bạn gặp một số rắc rối sau:
- Tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng như: sâu răng, viêm nướu lợi…
- Gặp khó khăn khi ăn uống.
- Ảnh hưởng đến ngoại hình, giảm sự tự tin, tạo rào cản trong giao tiếp và các hoạt động xã hội.
Chính vì vậy hãy chú ý đến sức khỏe răng miệng mỗi ngày. Còn nếu nghiêm trọng hơn thì hãy tìm đến những phương pháp tẩy trắng răng (mình sẽ nói chi tiết hơn ở phần sau).
3. Răng bị ố vàng phải làm sao?
Như đã nói ở mục số 2, khi răng bị ố vàng thì chúng ta nên áp dụng những phương pháp tẩy trắng răng. Nếu ở mức độ nhẹ thì bạn hoàn toàn có thể làm trắng răng tại nhà bằng những nguyên liệu sẵn có, còn nặng hơn thì phải đến trung tâm nha khoa.
3.1. Làm trắng răng tại nhà
Có nhiều cách làm trắng răng bị ố vàng, xỉn màu tại nhà. Hầu hết những cách này đều sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, quy trình cũng rất đơn giản và nhanh chóng, không tốn quá nhiều chi phí, ví dụ như:
- Làm trắng răng bằng chanh.
- Baking soda
- Dầu dừa
- Than hoạt tính
- Lá ổi
- Muối
- Vỏ chuối
Mình đã viết một bài rất chi tiết về cách tẩy trắng răng tại nhà bằng những nguyên liệu trên, nếu quan tâm bạn có thể đọc >>> 15 cách làm trắng răng tại nhà cực kỳ hiệu quả.
Nếu những cách trên không mang lại kết quả như mong muốn thì bạn có thể dùng miếng dán trắng răng, kit làm trắng răng…. đây cũng là những sản phẩm rất hữu hiệu và được nhiều người sử dụng.
3.2. Đến trung tâm nha khoa
Những cách làm trắng răng tại nhà kể trên chỉ hiệu quả với trường hợp nhẹ. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn thì bạn nên tới trung tâm nha khoa để được tư vấn và điều trị.
Tại đây, các bác sĩ sẽ sử dụng chất tẩy trắng răng chuyên dụng, kết hợp với máy móc hiện đại để răng trắng sáng như khi chưa bị ố vàng, xỉn màu.
Nhìn chung, quá trình điều trị răng bị ố vàng tại các trung tâm nha khoa diễn ra nhanh chóng và hiệu quả. Điều quan trọng là bạn phải tìm được địa chỉ uy tín và chuyên nghiệp.
Với những phương pháp như bọc răng sứ, dán sứ Veneer bạn sẽ phải chi một khoản tiền không nhỏ nhưng hiệu quả thì vượt trội, chắc chắn sẽ thấy hài lòng và xứng đáng với số tiền bỏ ra.
4. Kết luận
Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn biết được nguyên nhân và biết cách xử lý khi răng bị ố vàng.
Với những cách làm trắng răng tại nhà thì thường hiệu quả với người mới bị, ố nhẹ, còn nếu đã bị nặng thì hãy tìm đến trung tâm nha khoa bạn nhé!
Chúc bạn có một hàm răng khỏe mạnh và nụ cười tỏa nắng. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!