Chắc hẳn mẹ đã nghe đâu đó về cách dùng mật ong để rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh. Vậy thực hư của phương pháp này là gì?
Có nên rơ lưỡi cho trẻ bằng mật ong hay không? Lợi ích và tác hại ra sao?
Hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết này nhé!
1. Có nên rơ lưỡi cho trẻ bằng mật ong?
Trước khi trả lời cho câu hỏi “Có nên rơ lưỡi cho trẻ bằng mật ong hay không?” mẹ cần biết về những mặt lợi và mặt hại của mật ong đối với sức khỏe răng miệng.
1.1. Lợi ích
Từ lâu, mật ong được coi là một loại thực phẩm, một loại thuốc tự nhiên có nhiều lợi ích với sức khỏe con người.
Nhờ đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn nên mật ong thường được dùng để điều trị các bệnh liên quan đến răng miệng như tưa lưỡi, nấm miệng.
Thành phần trong mật ong gồm: đường, các loại vitamin, sắt, kẽm, acid amin và chất chống oxy hoá. Mặc dù trong quá trình thu hoạch mật ong có thể bị nhiễm khuẩn nhưng nhờ đặc tính kháng khuẩn nên vẫn an toàn, mẹ có thể yên tâm sử dụng.
Mật ong nguyên chất chứa 17% là nước, còn lại là đường glucose, fructose. Nhờ hàm lượng đường cao nhưng lượng nước lại thấp nên mật ong có khả chống lại vi khuẩn, vi nấm trong khoang miệng bé.
Bên cạnh đó, mật ong có tính axit yếu vì đường glucose trong mật ong đã được oxy hóa nên vẫn có tác dụng ngăn vi khuẩn hình thành và phát triển.
Ngoài ra các phân tử trong đường glucose khi thủy phân sẽ tạo hydrogen peroxide có khả năng phân hủy thành tế bào vi khuẩn, vi nấm và tiêu diệt chúng hoàn toàn.
Với tất cả những phân tích trên thì rơ lưỡi cho trẻ bằng mật ong sẽ có hiệu quả nhất định. Đó cũng là lý do tại sao rất nhiều mẹ sử dụng mật ong thay thế cho nước muối sinh lý để rơ lưỡi cho bé.
1.2. Tác hại
Tuy mật ong có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm nhưng trong sản phẩm này lại chứa vi khuẩn Clostridium Botulinum.
Vi khuẩn này sẽ thải ra Botulinum Toxin, một loại độc tố có thể làm bé bị ngộ độc, ảnh hưởng tới hệ thần kinh và gây nên chứng tê liệt cơ ở trẻ.
Nếu sử dụng Botulinum Toxin quá ngưỡng cho phép sẽ gây ngộ độc nặng và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí là tử vong.
Trong khi đó, trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên vi khuẩn dễ xâm nhập và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Vì vậy, mẹ không nên rơ lưỡi cho trẻ bằng mật ong và không dùng mật ong trong mọi trường hợp khi bé chưa đủ 1 tuổi.
Đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên thì chỉ nên dùng với một lượng rất nhỏ. Thời điểm này, hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của trẻ đã hoàn thiện hơn, sức đề kháng tốt hơn.
Tuy nhiên, mẹ vẫn nên hạn chế dùng khi không cần thiết và phải sử dụng mật ong nguyên chất, rõ nguồn gốc để đảm bảo an toàn cho con.
2. Cách rơ lưỡi cho trẻ bằng mật ong
Việc rơ lưỡi cho trẻ bằng mật ong phải được thực hiện đúng cách, đảm bảo từ khâu nguyên liệu, dụng cụ rơ lưỡi và thao tác rơ.
Dưới đây là toàn bộ quy trình rơ lưỡi cho trẻ bằng mật ong, mẹ hãy đọc và làm theo nhé!
2.1. Chọn mật ong
Mật ong là thực phẩm phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy mà trên thị trường có nhiều loại mật ong được pha trộn từ những nguyên liệu khác nhau, không đảm bảo chất lượng.
Loại mật này thường chứa nhiều đường và các chất tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc. Vì vậy mẹ hãy VÀO ĐÂY để đọc cách phân biệt mật ong nguyên chất và mật ong giả.
Tốt nhất, mẹ nên nhờ người quen có mối mua mật ong nguyên chất hoặc đến tận cơ sở nuôi ong để mua.
2.2. Dụng cụ rơ lưỡi
Sau khi đã mua được mật ong nguyên chất, việc tiếp theo cần phải làm đó là chuẩn bị dụng cụ rơ lưỡi.
Mẹ có thể dùng một miếng vải mềm đã được tiệt trùng hoặc gạc rơ lưỡi để vệ sinh cho con. Lưu ý:
Gạc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh phải được làm từ vải mềm, mịn, không thô ráp. Nên ưu tiên những loại gạc làm bằng sợi polyester, thiết kế hình ngón tay và dệt dạng sóng nước.
Những yếu tố trên sẽ hạn chế đau rát và tổn thương cho bé trong quá trình rơ lưỡi. Gạc không rõ nguồn gốc, chất lượng kém sẽ ảnh hưởng đến miệng lưỡi, có thể khiến trẻ nuốt hoặc hít sợi vải vào trong, ảnh hưởng tới hệ hô hấp.
Ngoài ra, gạc phải được tiệt trùng, đóng gói cẩn thận để đảm bảo vi khuẩn không thể xâm nhập vào khoang miệng bé.
2.3. Cách rơ lưỡi
Trước tiên, mẹ hãy rửa sạch tay bằng cồn y tế rồi xỏ gạc hoặc khăn vào ngón chỏ. Chú ý xỏ thật chắc để tránh rơi khi đang thao tác.
Tiếp theo, hãy bế bé vào lòng sao cho đầu con ngang ngực mẹ, vừa bế vừa vỗ về để con cảm thấy dễ chịu nhất.
Chấm ngón tay vào mật ong, chấm sao cho mật ong thấm khoảng 2/3 chiều dài gạc rồi thao tác như sau:
- Nhẹ nhàng đưa ngón tay vào miệng bé rồi massage phần nướu trước, rơ theo hình xoáy ốc để loại bỏ vi khuẩn và mảng bám.
- Rơ nướu xong, chuyển sang rơ 2 bên má và vòm họng. Chú ý không được thọc tay quá sâu vào cổ họng khiến bé sợ hãi và nôn trớ.
- Cuối cùng, rơ toàn bộ bề mặt lưỡi, rơ theo hướng từ trong ra ngoài, thao tác thật nhẹ nhàng và dứt khoát.
Nếu bé không hợp tác hoặc quấy khóc thì mẹ nên dừng, thực hiện lại vào lần sau. Nếu cứ cố tình làm bé sẽ sợ hãi, lần sau càng khó khăn hơn.
3. Một số lưu ý
Có thể nói, rơ lưỡi cho bé là việc mẹ nên làm để đảm bảo miệng lưỡi bé luôn sạch sẽ. Tuy nhiên, với phương pháp rơ lưỡi cho trẻ bằng mật ong mẹ cần lưu ý một số điều sau:
- Khăn hay gạc rơ lưỡi chỉ dùng 1 lần, không tái sử dụng.
- Quá trình rơ thao tác nhẹ nhàng, không được chà xát hay dùng lực mạnh để loại bỏ cặn trắng. Hành động này dễ gây trầy xước, chảy máu.. kết quả là nhiễm trùng.
- Nếu bị nấm miệng thì nên rơ lưỡi cho trẻ bằng mật ong 1 lần/ngày. Còn nếu rơ với mục đích vệ sinh khoang miệng thì 2 ngày/lần
- Mỗi lần rơ chỉ thấm một lượng mật ong vừa đủ, tránh để trẻ nuốt quá nhiều ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.
- Rơ xong, mẹ hãy đợi khoảng 20 phút mới cho bé ăn. Thời gian này là để các dưỡng chất trong mật ong thẩm thấu vào lưỡi, nướu và phát huy tác dụng.
Nếu mẹ thực hiện đúng những bước trên thì khoảng 2-3 ngày tình trạng nấm lưỡi sẽ thuyên giảm, 4-5 ngày sau sẽ thấy hiệu quả rõ rệt hơn.
Nhìn chung, rơ lưỡi cho trẻ bằng mật ong là phương pháp có hiệu quả trong việc vệ sinh răng miệng và làm sạch lưỡi bị trắng cho bé. Tuy nhiên, hãy lưu ý những điều mà mình đã nói ở mục 1.2 mẹ nhé!
4. Kết luận
Rơ lưỡi cho trẻ bằng mật ong là một trong những phương pháp hiệu quả, giúp mẹ chăm sóc răng miệng bé tốt hơn nếu thực hiện đúng cách.
Ngoài mật ong, mẹ có thể rơ lưỡi bằng lá hẹ, rau ngót, cỏ mực… đó cũng là những bài thuốc dân gian rất an toàn và hiệu quả.
Hy vọng những chia sẻ trên đã đem đến cho mẹ những kiến thức bổ ích để chăm sóc con tốt hơn. Cảm ơn mẹ đã đọc bài viết!