Bạn đã ăn rong nho biển bao giờ chưa?
Bạn nghe người khác nói nhưng chưa biết tác dụng của nó là gì?
Tại sao lại có tên là rong nho biển?
…..
Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời tất cả những câu hỏi trên !
1. Rong nho biển là gì?
Rong nho biển thực chất là một loại tảo biển thuộc nhóm tảo đa bào, phân bố tự nhiên tại khu vực nhiệt đới và á nhiệt đới, cụ thể là vùng Đông, Đông Nam Á Nhật Bản, nhiều nhất là xung quanh đảo Okinawa và các đảo quanh khu vực Thái Bình Dương.
Sở dĩ người ta gọi loại tảo này là rong nho biển bởi nó có hình dáng, màu sắc giống như trái nho xanh và kết lại thành chùm theo thân dài, nhìn rất giống một chùm nho thu nhỏ. Rong nho được phân loại như sau:
- Tên tiếng Anh: Grape Seaweed
- Tên tiếng Nhật: Umibudo
- Ngành: Chlophyta
- Lớp: Chlorophycceae
- Bộ: Caulerpaceae
- Họ: Caulerpaceae
- Giống: Caulerpa J.V.F. Lamouroux, 1809
- Loài: Caulerpa lentillifera J. Ag. 1837
Bạn có thể click vào phần bôi đỏ để biết chi tiết hơn.
Rong nho biển được người Nhật tìm thấy từ 800 năm trước, đến nay vẫn được sử dụng thường xuyên và ngày càng phổ biến trên thế giới. Tại Việt Nam, rong nho biển mọc tự nhiên ở vùng biển Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hoà…
Tuy nhiên, loại rong này nhỏ hơn so với rong nho biển Nhật Bản, cộng với sự khan hiếm nên người ta đã lấy giống chất lượng cao từ Nhật và nuôi trồng với quy mô lớn ở vùng biển duyên hải Nam Trung Bộ, tập trung nhiều nhất là ở tỉnh Khánh Hoà. Đây là khu vực có nhiều trang trại trồng, chế biến và xuất khẩu rong nho biển nhiều nhất nước ta.
- Nội dung liên quan: Quy trình và kỹ thuật nuôi trồng rong nho biển ở Việt Nam
2. Rong nho biển được nuôi trồng như thế nào?
Như đã nói ở trên, do sự khan hiếm cùng với nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều nên rong nho biển được người dân nuôi trồng ở ngoài biển.
Điều kiện để trồng được rong nho phải là vùng biển cạn, yên tĩnh, ít có biến động về thời tiết (gió to, sóng cao). Phần thân, nhánh của rong nho biển bám vào đá, cát hoặc nền đáy sỏi bằng bộ rễ màu trắng.
Chính vì vậy, loại rong này còn có thể nuôi trong ao, đầm, thậm chí là cả trong lồng hay các dây treo ngoài biển.
Rong nho biển có cơ chế hấp thụ dinh dưỡng từ môi trường nước xuyên qua các nhánh, lá để phát triển. Từ phần thân, nhánh sẽ mọc ra các lá hình tròn, đường kính chỉ khoảng 0,2 cm, nhìn giống 1 trái nho mini.
Rong nho biển khi gặp điều kiện nhiệt độ, ánh sáng thích hợp, cùng với độ mặn và các chất dinh dưỡng có trong nước biển thì sẽ phát triển cực nhanh, thời gian thu hoạch ngắn, chỉ khoảng 20-30 ngày là có thể thu hoạch.
- Đọc thêm: Cách bảo quản và chế biến rong nho
Rong nho biển mọc tự nhiên thì cứ đến mùa là có thể thu hoạch. Còn với loại rong nho nuôi trồng thì phải có hệ thống xử lý nước đặc biệt, làm sao để nguồn nước đảm bảo các điều kiện tốt nhất, giúp rong phát triển mạnh mẽ.
Tại các tỉnh Bình Thuận, Khánh Hoà, Phú Yên… rong nho biển đều được nuôi trồng theo quy trình khép kín để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nổi tiếng nhất là ở Cà Ná, Ninh Thuận và Hòn Khói, Khánh Hòa
3. Rong nho biển dùng để làm gì? Có mấy loại rong nho biển?
Rong nho biển dùng để ăn như rau, sử dụng phổ biến trong bữa cơm gia đình. Ngoài ra, loại rong này còn chế biến để ăn kèm với hải sản, ăn theo kiểu wasabi…
Ngoài cách ăn trực tiếp, rong nho biển còn có thể chế biến thành nhiều món khác nhau, dễ làm nhất là salad chay, nấu canh, làm gỏi hay đơn giản là nước ép rong nho. Người Nhật thường chế biến rong nho biển ăn kèm đậu hũ, chấm với nước sốt.
Vì là loại thực phẩm có mùi vị đặc trưng nên rong nho được du khách xếp vào top 5 món ăn được yêu thích nhất khi đến Okinawa, Nhật Bản.
Tại Việt Nam, rong nho biển là thực phẩm còn khá mới lạ và chưa phổ biến. Nhiều người mua về không biết sơ chế nên thường làm mất vị ngon tự nhiên của rong, từ đó kết luận rằng loại thực phẩm này khó ăn, không ngon.
- Đọc thêm: 10 cách chế biến món ăn từ rong nho
Trên thị trường hiện nay có 2 loại rong nho biển, đó là rong nho tươi và rong nho tách nước.
Rong nho tươi
Đây là rong được sử dụng ngay sau khi thu hoạch, thông thường loại này chỉ có thể bảo quản trong vòng 3-5 ngày nhờ phương pháp sục khí. Tuy nhiên, ở Viện Hải Dương Học, bằng cách ướp muối bão hoà thì người ta có thể bảo quản lên tới 3 đến 4 tháng.
Rong nho tách nước
Rong nho tách nước hay còn gọi là rong nho khô, loại rong này được bán phổ biến trên thị trường. Với những người thường xuyên ăn rong nho biển thì họ thường mua loại này về để trữ trong tủ lạnh ăn dần.
Rong nho tách nước thực chất là rong rong tươi nhưng được áp dụng công nghệ tách nước ly tâm và ướp muối để là tăng thời gian bảo quản.
Tuy nhiên, với loại rong này thì trước khi ăn phải ngâm nước từ 3-5 phút để chúng nở ra, xanh và tươi hơn. Sau đó, tiếp tục ngâm với nước từ 5-10 phút để loại bỏ bớt vị mặn và tanh của rong. Cuối cùng là ngâm với đá để có vị giòn và ngon tương tự như rong nho tươi.
Ngoài dùng để ăn, rong nho biển còn được cánh chị em phụ nữ dùng để đắp mặt, làm mặt nạ dưỡng da, chăm sóc da toàn thân. Bạn có thể đọc Bí quyết dưỡng da và làm đẹp bằng mặt nạ rong nho để tìm hiểu thêm.
4. Thành phần dinh dưỡng trong rong nho biển
Bên trong rong nho biển có 75% là các chất hữu cơ và 25% là dưỡng chất.
- Chất hữu cơ: bên trong các chất hữu cơ này thì chất đạm (protein) chiếm 7,4%, chất béo (lipid) chiếm 1,2%. Còn lại là hơn 20 loại acid amin, trong đó có 10 acid amin cần thiết cho con người như lysine, trypthophan, valine, histidine, Isoleusine…
- Khoáng chất: bao gồm các khoáng đa lượng như: canxi chiếm 2,1%, magiê 1,2 %, kali, natri, photpho… Khoáng vi lượng: i-ốt, sắt, kẽm, mangan, coban… và các loại Vitamin A, B, C.
Trong rong nho biển còn chứa các axit béo không no DHA, AA, EPA. Đây là các axit béo đóng vai trò quan trọng đối với việc hình thành và phát triển não bộ, hệ thần kinh, thị giác của trẻ em.
Các axit béo không no thường có ở thuỷ hải sản và ít có ở các loại rau củ. Tuy nhiên, với một loại rau đặc biệt như rong nho biển thì có hơn 5 loại axit béo không no, trong đó DHA, AA, EPA chiếm tới 10% trên tổng số lượng chất béo.
- Có thể bạn quan tâm: Rong nho Sabudo ăn có tốt không?
Đặc biệt hơn, rong nho biển còn chứa Fucoidan, một loại chất nhờn có màu nâu. Đây là hoạt chất cực kỳ quý giá, có tác dụng chính là hỗ trợ và điều trị căn bệnh ung thư.
Fucoidan hoạt động với cơ chế tăng cường số lượng và hỗ trợ hoạt động của các tế bào tiêu diệt tự nhiên (NK) được tạo ra bởi các tế bào lá lách.
Chất này còn chống hình thành và tiêu diệt tế bào ung thư nhờ khả năng kháng viêm, kháng u, kích thích quá trình tự chết theo chu trình Apoptosis.
Fucoidan ngăn ngừa sự hình thành mạch máu mới tại khối u, hạn chế nguồn cung cấp dinh dưỡng cho tế bào ung thư, nhằm cô lập làm các tế bào ung thư. Từ đó ngăn chặn sự phát triển và di căn của khối u đến các bộ phận khác, giảm kích thước khối u và hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả.
5. Rong nho có tác dụng gì?
Rong nho biển chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ. Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về tác dụng của rong nho nhé !
Phòng chống và hỗ trợ điều trị ung thư
Như đã nói ở trên, Fucoidan là chất có khả năng phòng chống và điều trị bệnh ung thư, đặc biệt là ung thu hạch và ung thư máu.
Fucoidan sẽ khiến cho các tế bào ung thư teo lại và tự tiêu diệt, không thể phát triển, từ đó ngăn ngừa và ức chế bệnh ung thư. Fucoidan trong rong nho biển cao gấp 5 lần so với những loại rau thông thường, một con số đáng kinh ngạc.
Chắc khoẻ xương
Thành phần rong nho biển chứa nhiều khoáng chất, protein, canxi và các axit béo không no như DHA, AA, EPA cho nên có tác dụng kháng viêm, làm giảm các triệu chứng liên quan đến bệnh viêm khớp.
Chính vì vậy, ăn rong nho biển sẽ giúp bạn có được hệ xương khớp cứng chắc và dẻo dai, nhất là đối với người già, người cao tuổi.
Giảm và phòng chống tiểu đường
Vitamin C có trong rong nho biển giúp kiểm soát lượng đường trên cơ thể, kiểm soát hoạt động của các gốc tự do, giảm sự tích tụ sorbitol nội bào và đẩy lùi sự kết hợp của glucose với protein bởi quy chế này liên quan rất nhiều đến các biến chứng của bệnh tiểu đường, cụ thể là mắt và thần kinh.
Ngoài khả năng cải thiện tình trạng bệnh, rong nho biển còn giúp những người chưa bị tiểu đường phòng chống được căn bệnh này.
Tốt cho tim mạch
3 axit béo không no DHA, AA, EPA có trong rong nho biển làm giảm cholesterol trong máu, tăng khả năng co giãn của mạch máu, ngăn ngừa oxy hóa, duy trì cấu trúc collagen của động mạch, từ đó làm giảm nguy cơ mắc cách bệnh về tim mạch như: xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
Phát triển của não bộ, hệ thần kinh, thị giác của trẻ em
Các axit béo không no (DHA, AA, EPA) đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển não bộ, hệ thần kinh, thị giác và thể trạng của trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Bên cạnh đó, các khoáng đa lượng và khoáng vi lượng như: magie, canxi, i-ốt, sắt.. tốt cho phụ nữ mang thai, giúp trẻ em thông minh, phát triển toàn diện, phòng chống thiếu máu và bệnh bướu cổ.
Tăng cường hệ miễn dịch
Hàm lượng vitamin A, C, đạm, kẽm, sắt rất đa dạng, kết hợp với Fucoidan cho nên rong nho biển có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch gấp 10 lần so với rau thông thường.
Các chất này còn bổ sung năng lượng, thúc đẩy quá trình tăng trưởng, kích thích ăn ngon miệng, giải độc gan, hỗ trợ hệ tuần hoàn.
Hạn chế táo bón
Bên trong rong nho biển các chất hữu cơ chiếm tới 75%. Bên cạnh đó, rong nho có đường và calo rất thấp nên cho phép vi khuẩn dễ dàng tiêu hóa thức ăn và bài tiết chất thải nhanh chóng.
Vì vậy loại thực phẩm này rất thích hợp để hỗ trợ điều trị táo bón cả ở người lớn lẫn trẻ em.
Chăm sóc da
Rong nho biển chứa nhiều chất béo giúp bảo vệ tế bào da, da luôn căng mịn và khoẻ mạnh. Đặc biệt, thực phẩm này thúc đẩy khả năng sản sinh collagen, chống oxy hoá, hai chất được coi là mỹ phẩm tự nhiên. Từ đó làm chậm quá trình lão hoá, trẻ hoá làn da, giúp da luôn sáng khoẻ.
Giảm cân, ăn kiêng
Với những người muốn giảm cân hay đang trong giai đoạn ăn kiêng thì đây là thực phẩm lý tưởng bởi rong nho biển chứa ít đường nhưng lại giàu khoáng chất (canxi, kẽm, sắt), protein thực vật, vitamin C và Omega 3. Cho nên đây là loại thực phẩm bổ dưỡng và an toàn.
Có thể nói rằng đây là một thực phẩm quý, có giá trị dinh dưỡng cao và rất tốt cho sức khoẻ. Hiện nay nhiều người đã và đang sử dụng nó giống như rau thông thường trong mỗi bữa cơm gia đình.
Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về loại thực phẩm này. Nếu có thắc mắc về rong nho biển bạn vui lòng để lại bình luận phía dưới.
Cảm ơn đã theo dõi bài viết !
ĐỌC THÊM:
[…] Nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn về rong nho bạn có thể đọc Rong nho biển là gì? Tác dụng của rong nho biển đối với sức khoẻ […]