bảo trâm blog logo

Tẩy giun cho bé và những điều mẹ cần biết

Tẩy giun cho bé
Chia sẻ bài viết

So với người lớn thì trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm giun hơn, cho nên tẩy giun cho bé là việc cần thiết để đảm bảo sức khỏe.

Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng biết thời điểm thích hợp và loại thuốc tẩy giun nào phù hợp với bé yêu nhà mình?

Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về vấn đề này nhé!

1. Dấu hiệu bé bị nhiễm giun sán

Trẻ em thường rất hiếu động và chưa nhận thức được hành động của mình. Có bé thích nghịch đất cát, có bé thì thích mút tay, có bé lại đánh rơi thức ăn xuống đất rồi nhặt lên bỏ vào miệng.

Trong khi đó, nhiều mẹ lại không chú trọng tới việc vệ sinh tay cho con trước khi ăn thành ra bé rất dễ nhiễm giun sán.

Tẩy giun cho bé

Bất kì ai cũng có thể bị nhiễm giun sán mà không kể tuổi tác nhưng trẻ em là đối tượng dễ bị nhất và chịu ảnh hưởng nghiêm trọng hơn so với người lớn.

Ngay cả trẻ sơ sinh cũng có thể bị nhiễm giun sán nhưng do thể chất còn yếu nên chỉ tẩy giun khi trẻ được ít nhất 1 tuổi.

Một trong những mối nguy hiểm của việc nhiễm giun sán đó là các triệu chứng không rõ ràng, thậm chí là không có biểu hiện gì ra bên ngoài nên rất khó phát hiện.

Tuy nhiên, vẫn một số có dấu hiệu phổ biến và thường gặp nhất:

  • Đau bụng.
  • Luôn cảm thấy đói, sụt cân.
  • Cảm thấy buồn nôn, nôn, hay bị chóng mặt.
  • Thấy ngứa trong người, khó ngủ,…

Biểu hiện của nhiễm giun sán mức độ nhẹ rất dễ nhầm lẫn với các chứng bệnh khác nên chúng ta thường không nhận ra và bỏ qua.

Tẩy giun cho bé

Khi nhiễm giun trẻ thường bị rối loạn tiêu hóa vì quá trình hấp thu chất dinh dưỡng bị cản trở, bé sẽ chậm lớn hơn so với bạn bè đồng trang lứa. Bé sẽ biếng ăn, suy dinh dưỡng, bị thiếu máu đồng thời sức đề kháng kém đi.

Trẻ bị nhiễm giun sán rất dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn khác, ví dụ: nhiễm giun móc có thể bị thiếu máu do tổn thương niêm mạc ruột, làm chảy máu kéo dài,…

Ngoài ra, giun cũng có thể chui vào ống mật, hoặc với các bé gái khi giun kim cái chui vào hậu môn đẻ trứng thì có thể bò sang bộ phận sinh dục và gây viêm nhiễm vùng kín.

2. Thời điểm tẩy giun cho bé

Giun sán rất nguy hiểm và có hại cho sức khỏe trẻ em, cho nên việc tẩy giun hết sức quan trọng và cần thực hiện đúng thời điểm.

Tuy nhiên, công việc này không được thực hiện một cách tùy tiện mà cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Thuốc tẩy giun chỉ có thể tiêu diệt được giun trưởng thành chứ không diệt được trứng của chúng,
  • Trứng giun có thể tồn tại ở môi trường bên ngoài trong 2 tuần. Nếu có cơ hội, trứng sẽ lại xâm nhập vào cơ thể trẻ một lần nữa. Do đó, các mẹ cần phải chú ý vệ sinh cho con sau khi tẩy giun.
  • Theo khuyến cáo của các bác sĩ đầu ngành: trẻ em trên 2 tuổi và người lớn nên uống thuốc tẩy giun theo định kỳ 4-6 tháng/lần.
  • Trẻ sống ở vùng nông thôn và trẻ đã đi học mầm non phải được tẩy giun định kỳ vì đây là nhóm đối tượng dễ bị nhiễm giun, nhất là giun kim.
  • Khi thấy trẻ có các biểu hiện như: ăn uống kém, ăn nhiều nhưng không tăng cân, da dẻ xanh xao, hay bị đau bụng vặt, đau khi đói, hay bị ngứa hậu môn, hay bị nôn trớ, bị lợm giọng buồn nôn khi ngủ dậy, nôn hoặc đi ngoài lẫn giun theo phân,…
  • Trẻ 1 tuổi có thể tẩy giun nếu bị suy dinh dưỡng, chậm lớn mà nghi ngờ là do nhiễm giun. Tuy nhiên, mẹ cần đưa bé đi khám và làm xét nghiệm cẩn thận, vì trẻ đang ở độ tuổi còn nhỏ. Khi có kết quả chính xác là bị nhiễm giun thì cần được điều trị.

Các mẹ có thể tẩy giun cho bé vào bất kỳ thời điểm nào trong năm cũng được, miễn là cảm thấy thuận tiện nhất. Chỉ cần uống thuốc tẩy giun sau khi ăn tối khoảng 1-2 tiếng.

Mỗi loại thuốc tẩy giun đều có hướng dẫn sử dụng riêng, mẹ nên đọc kĩ và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho con uống.

3. Cách chọn thuốc tẩy giun cho bé

Để đạt hiệu quả tối đa và tránh nhiễm giun trở lại, các mẹ nên chọn thuốc tẩy giun phù hợp với bé.

Giống như người lớn, trẻ em cũng được khuyên dùng 3 nhóm thuốc tẩy giun là: Albendazol, Mebendazol Panatel.

Tẩy giun cho bé

Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về cách dùng và các trường hợp chống chỉ định để xem bé nhà mình có dùng được loại thuốc đó không.

Đối với trẻ mới biết đi, mẹ nên cho bé uống thuốc tẩy giun dạng siro, với trẻ lớn hơn thì có thể dùng thuốc dạng viên uống.

Hầu hết các loại thuốc tẩy giun cho bé đều có hiệu quả tương đương nhau, quan trọng là liều lượng và cách sử dụng đúng theo hướng dẫn, thường thì trẻ sẽ chỉ cần một liều duy nhất cho mỗi lần tẩy giun.

Tẩy giun cho bé

Để giảm nguy cơ trẻ bị nhiễm giun sán, bên cạnh việc uống thuốc các mẹ nên vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng, hạn chế cho trẻ nghịch đất cát, nghịch bẩn, mút tay…

Luôn rửa sạch tay trước khi ăn, đồ chơi của bé cũng nên vệ sinh thường xuyên và luôn cho bé ăn chín uống sôi.

Đó là những biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa nhiễm và tái nhiễm giun. Các mẹ nên áp dụng cho bé yêu nhà mình nhé!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Có nên cho bé ngậm ti giả?

4. Một số thắc mắc về tẩy giun cho bé

Thuốc tẩy giun có tác dụng phụ không?

Hầu hết các loại thuốc tẩy giun thường ít có tác dụng phụ đối với cả trẻ em và người lớn. Nếu có thì cũng chỉ ở mức độ nhẹ, như: chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu trong thời gian ngắn.

Tẩy giun xong có tăng cân không?

Đa phần các trường hợp tẩy giun xong sẽ tăng cân. Điều này khá dễ hiểu, vì trước giun sán đã lấy đi một phần dinh dưỡng trong cơ thể chúng ta để tồn tại. Khi tẩy giun xong cơ thể sẽ không bị mất chất dinh dưỡng nữa.

Tuy vậy, không phải ai tẩy giun xong cũng béo lên vì điều này còn phụ thuộc vào chế độ ăn uống, sinh hoạt của từng người.

Sau khi tẩy giun bao lâu thì có tác dụng?

Khoảng 30 phút đến 1 tiếng thuốc sẽ vào ruột và bắt đầu diệt giun sán.

Một số thành phần trong thuốc tẩy giun khi vào cơ thể sẽ bị biến đổi nên hiệu quả không thể đạt 100%. Tuy nhiên, chỉ với 1 liều duy nhất cũng đủ để tiêu diệt số giun sán trong ruột, trừ trường hợp nhiễm mức độ nặng, giun sán kí sinh ở các bộ phận ngoài ruột.

Sau khi tẩy giun thì khi đi ngoài có ra giun không?

Giun sán là loài kí sinh ở ruột, sau khi uống thuốc tẩy giun chúng sẽ bị tiêu diệt và phân hủy lẫn vào với phân rồi tự động ra ngoài. Do đó, sau khi tẩy giun, chúng ta thường không thấy giun ở trong phân vì chúng đã bị phân hủy.

Thuốc tẩy giun có tự tiêu được không?

Hầu hết các loại thuốc tẩy giun đều sẽ tự tiêu sau 1 đến 2 ngày. Các mẹ không phải lo thuốc vẫn ở trong cơ thể mình đâu nhé

5. Lời kết

Tẩy giun là việc cần thiết đối với cả người lớn lẫn trẻ em, các mẹ hãy chú ý để bảo vệ con tốt hơn nhé. Nếu thấy bài viết này hữu ích, đừng quên chia sẻ cho mọi người cùng biết mẹ nhé!

Chúc mẹ và bé luôn mạnh khỏe, cảm ơn mẹ đa theo dõi bài viết!

Nội dung khác

Nhận thông báo
Nhận thông báo cho
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận

Xin chào ! Mình là Oanh

"Kẻ đứng sau" Bảo Trâm Blog
Bảo Trâm Blog mẹ và bé
error:
0
Mình rất muốn nghe ý kiến của bạn về bài viết này !x